Cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là mối quan tâm hàng đầu của người lao động bởi thuế gắn liền với tiền lương. Trong bài viết dưới đây, TopCV sẽ tổng hợp những cách tính thuế thu nhập cá nhân chi tiết và dễ hiểu nhất theo từng mức thu nhập mà người lao động.

Khái niệm thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân hay Personal income tax là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận (lương, các nguồn thu bên ngoài,...) của cá nhân. Người lao động sẽ đóng thuế trực tiếp cho cơ quan Thuế để nộp vào ngân sách nhà nước. 

Những người lao động có thu nhập thấp, dưới mức quy định sẽ không phải chịu loại thuế này. Đồng thời những người lao động có người phụ thuộc cũng sẽ được giảm trừ tiền thuế theo quy định.

Thue thu nhap ca nhan la loai thue truc thu danh vao thu nhap thuc nhan cua ca nhan
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận của cá nhân

Nhìn chung, người lao động có thu nhập càng cao thì sẽ phải nộp càng nhiều thuế thu nhập cá nhân. Đây là một giải pháp hiệu quả góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các tầng lớp trong xã hội.

Quy định về đóng thuế TNCN

Trước khi đi vào cách tính thuế thu nhập cá nhân chi tiết, người lao động cần nắm rõ những quy định về đối tượng và mức thuế cụ thể theo thu nhập.

Những ai phải đóng thuế TNCN

Hiện nay, chỉ có 2 đối tượng phải đóng thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và không cư trú tại Việt Nam. Cụ thể:

  • Cá nhân cư trú: Là những người lao động sở hữu nhà ở, thuê nhà ở thường xuyên tại Việt Nam hoặc có mặt tại Việt Nam với thời gian trên 183 ngày/năm kể từ lúc tới Việt Nam. Nếu thuộc diện cá nhân cư trú thì người lao động cần chịu thuế cho những khoản thu nhập trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
  • Cá nhân không cư trú: Là những người lao động không phải cá nhân cư trú, thường là người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống, làm việc. Theo đó, thu nhập phải chịu thuế TNCN chỉ tính những khoản thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

Khoản thu nhập phải chịu thuế và được giảm trừ

Các khoản thu nhập phải chịu thuế theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Thuế TNCN bao gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và tiền phụ cấp, trợ cấp, không bao gồm các khoản:

  • Phụ cấp cho người có công.
  • Phụ cấp an ninh, quốc phòng.
  • Phụ cấp độc hại.
  • Phụ cấp thu hút, khu vực.
  • Trợ cấp khó khăn đột xuất, tai nạn lao động, hưu trí (một lần), tiền tuất, suy giảm khả năng lao động, bảo hiểm xã hội.
  • Trợ cấp thất nghiệp.
  • Trợ cấp bảo trợ xã hội.
  • Phụ cấp, trợ cấp không mang tính chất tiền lương như tiền ăn trưa, tiền điện thoại, công tác phí,...

Các khoản được giảm trừ trước khi xác nhận thu nhập tính thuế TNCN là:

  • Giảm trừ gia cảnh dành cho người nộp thuế và người phụ thuộc kèm theo (nếu có).
  • Giảm trừ với các khoản đóng bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp) hay quỹ hưu trí tự nguyện.
  • Giảm trừ với các khoản từ thiện, khuyến học, nhân đạo.
Thue thu nhap ca nhan la loai thue truc thu danh vao thu nhap thuc nhan cua ca nhan
Các khoản được giảm trừ trước tính thuế TNCN 

Xem thêm: “Hướng dẫn đăng ký giảm trừ gia cảnh mới nhất năm 2023”.

Mức tính thuế thu nhập cá nhân

Mức tính thuế thu nhập cá nhân dựa trên 2 phần là biểu thuế lũy tiến từng phần và toàn phần. Trong đó:

Trường hợp áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần là tiền công, tiền lương, thu nhập kinh doanh của cá nhân, tổ chức. Bảng mức đóng thuế cụ thể như sau: 

Bậc thuế

Thu nhập tính thuế/năm (triệu VNĐ)

Thu nhập tính thuế/tháng (triệu VNĐ)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Trường hợp áp dụng biểu thuế toàn phần là thu nhập thông qua các hoạt động đầu tư, chuyển nhượng (vốn, BĐS, thương mại), trúng giải, thừa kế, bản quyền. Bảng mức đóng thuế cụ thể như sau: 

Thu nhập tính thuế

Thuế suất (%)

Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán (theo quy định khoản 1, Điều 13 Luật này)

0.1

Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS

2

Thu nhập từ vốn đầu tư

5

Thu nhập từ bản quyền, chuyển nhượng thương mại

5

Thu nhập từ nhận tài sản thừa kế, quà tặng

10

Thu nhập từ trúng giải

10

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn (theo quy định khoản 1, Điều 13 Luật này)

20

Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Cách tính thuế thu nhập cá nhân sẽ có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng sở hữu tổng thu nhập thực nhận khác nhau. Cụ thể như sau:

Với cá nhân cư trú

Thuế TNCN cho cá nhân cư trú sẽ được tính theo 2 trường hợp riêng. Trường hợp 1 là người lao động có HĐLĐ trên 3 tháng và trường hợp 2 là người lao động không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng dưới 3 tháng. 

TH1: Với người lao động ký hợp đồng trên 3 tháng

Ở trường hợp đầu tiên, cách tính thuế thu nhập cá nhân có thể áp dụng theo quy trình gồm các bước sau:

Bước 1: Tổng hợp các khoản thu nhập bao gồm tiền công, tiền lương đã nhận.

Bước 2: Tổng hợp những khoản thu nhập được miễn thuế, bao gồm tiền lương tăng ca ngoài giờ, lương làm việc ban đêm cao hơn giờ hành chính, thu nhập của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng nội địa vận tải quốc tế hoặc hãng nước ngoài.

Bước 3: Tính phần thu nhập phải chịu thuế theo công thức sau:

Thu nhập phải chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản miễn thuế.

Bước 4: Tổng hợp các khoản giảm trừ.

Bước 5: Tính phần thu nhập tính thuế theo công thức:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế - Khoản được giảm trừ.

Cuối cùng, bạn tính phần thuế cần nộp theo công thức:

Thuế cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất theo quy định.

TH2: Với người lao động không ký hợp đồng hoặc ký dưới 3 tháng

Cách tính thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này tùy thuộc vào tổng thu nhập của người lao động. Nếu người lao động có thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng thì không cần chịu thuế TNCN. Ngược lại, người lao động sẽ phải chịu số thuế bằng:

Mức thuế phải nộp = Tổng thu nhập x 10%

Muc thue TNCN cho ca nhan cu tru xac dinh dua tren HDLD
Mức thuế TNCN cho cá nhân cư trú xác định dựa trên HĐLĐ 

Xem thêm: “Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản năm 2023”.

Với cá nhân không cư trú

Với cá nhân không cư trú, cách tính thuế thu nhập cá nhân tính từ khi phát sinh thu nhập với mức khấu trừ 20%. Công thức tính thuế như sau:

Mức thuế phải nộp = Thu nhập phải chịu thuế x 20%

Trong đó:

  • Thu nhập phải chịu thuế gồm tiền lương, tiền công, các khoản thu khác mà người lao động được nhận trong thời gian tính thuế.
  • Các khoản được miễn trừ với người lao động không cư trú là là tiền đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí, tiền làm từ thiện, khuyến học.

Công cụ tính thuế TNCN

Cách tính thuế thu nhập cá nhân thủ công khá phức tạp với nhiều người. Giờ đây, bạn có thể tính thuế TNCN nhanh chóng thông qua công cụ tính thuế thu nhập cá nhân online của TopCV. Các bước thực hiện như sau: 

Bước 1: Truy cập vào công cụ tính thuế theo link: 

https://www.topcv.vn/tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan.

Bước 2: Nhập tổng thu nhập Gross của bạn.

Bước 3: Chọn mức lương đóng bảo hiểm. Có 2 lựa chọn là tính theo lương chính thức hoặc khác (tùy theo tổ chức, doanh nghiệp).

Bước 4: Chọn vùng, nếu bạn chưa rõ có thể bấm vào phần Giải thích để xem chi tiết từng vùng.

Bước 5: Nhập số người phụ thuộc, nếu không có thì bạn bỏ qua.

Bước 6: Bấm chọn nút Tính thuế TNCN. Sau đó, bạn sẽ nhận được số thuế cuối cùng cần đóng hằng tháng.

Công cụ tính thuế TNCN của TopCV

Trên đây là tổng hợp những cách tính thuế thu nhập cá nhân chi tiết và cập nhật mới trong năm 2023. Mong rằng với bài viết chia sẻ kinh nghiệm này, bạn có thể tự tính và tiến hành nộp thuế đầy đủ theo quy định pháp luật. Đừng quên truy cập TopCV để cập nhật những tin tức thuế mới nhất cũng như tiếp cận với nhiều công việc với mức thu nhập hấp dẫn nhất.



source https://www.topcv.vn/huong-dan-cach-tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan-chi-tiet