Đối với các doanh nghiệp sản xuất, bộ phận kế hoạch sản xuất được xem là một trong những phòng ban then chất, đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp. Ngày nay, mô hình doanh nghiệp sản xuất đang ngày càng tăng lên. Do đó, nhu cầu tuyển nhân viên kế hoạch sản xuất cũng ngày một tăng cao. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vị trí này, hãy tham khảo ngay các nội dung trong bài viết dưới đây.

Đôi nét về nhân viên kế hoạch sản xuất

Để hiểu hơn về nhân viên kế hoạch sản xuất, bạn nên tìm hiểu qua về khái niệm cũng như vai trò của vị trí này. Cụ thể như sau:

Nhân viên kế hoạch sản xuất là gì?

Để hiểu về khái niệm của nhân viên kế hoạch sản xuất, hãy cùng tìm hiểu qua khái niệm của kế hoạch sản xuất (KHSX) là gì. Kế hoạch sản xuất là một phòng ban đóng vai trò lập kế hoạch liên quan đến sản xuất nhằm đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Do đó, có thể hiểu rằng, nhân viên kế hoạch sản xuất (Production Planner) chính là các nhân sự làm việc trong bộ phận này.

Các bản kế hoạch sản xuất thường sẽ bao gồm những nội dung, hạng mục liên quan đến số lượng sản phẩm sản xuất là bao nhiêu, số lượng nhân sự, nguyên liệu đầu vào, thời gian và chi phí. Do đó, bạn có thể thấy rằng, bộ phận này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Nhân viên kế hoạch sản xuất là gì?
Nhân viên kế hoạch sản xuất là gì?

Vai trò của nhân viên kế hoạch sản xuất

Vai trò của nhân viên KHSX sẽ gắn liền với vai trò của phòng kế hoạch sản xuất. Do đó, bạn có thể hiểu vai trò của nhân viên KHSX sẽ bao gồm những nội dung như sau:

  • Đảm bảo cho kế hoạch, quy trình sản xuất được vận hành đúng quy trình, từ đó đảm bảo được mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp.
  • Đảm bảo hàng hóa, sản phẩm được sản xuất đúng với các quy trình, tiêu chuẩn được quy định trước đó.
  • Đảm bảo sản phẩm, hàng hóa được hoàn thiện đúng với tiến độ, thời gian trong bản kế hoạch sản xuất.
  • Tối ưu chi phí sản xuất cho doanh nghiệp để gia tăng được lợi nhuận.
  • Thực hiện quản lý, điều hành những hoạt động liên quan đến quy trình sản xuất của doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Nhân viên quản lý sản xuất là gì? Có nên làm nhân viên quản lý sản xuất?

Bản mô tả công việc của nhân viên kế hoạch sản xuất

Sau khi đã hiểu về khái niệm nhân viên sản xuất là gì, bạn nên tìm hiểu thêm về các công việc, nhiệm vụ, yêu cầu cũng như thu nhập của vị trí này. Những vấn đề này sẽ bao gồm một số nội dung như sau:

Nhân viên kế hoạch sản xuất cần làm những gì?

Nắm rõ các công việc của nhân viên KHSX là gì sẽ giúp bạn có thể hình dung rõ ràng hơn về vị trí này. Trên thực tế, công việc của nhân viên kế hoạch sản xuất như thế nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như ngành nghề doanh nghiệp đang hoạt động là gì, quy mô sản xuất. Tuy vậy, bạn cũng có thể tham khảo một số nhiệm vụ, công việc của nhân viên KHSX như sau:

Kết nối, làm việc với các phòng ban

  • Để lập được bản kế hoạch sản xuất, bạn sẽ phải làm việc, kết nối với các phòng ban, đơn vị khác nhau. Cụ thể:
  • Làm việc với phòng kinh doanh, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, xu hướng của sản phẩm về chất lượng, giá cả,…
  • Kết nối với đơn vị cung ứng nguyên vật liệu, phòng sản xuất, bộ phận kỹ thuật, bảo trì máy móc, khách hàng để đảm bảo cho công việc.
  • Làm việc, liên kết với bộ phận quản lý sản xuất giám sát quy trình sản xuất, quy trình quản lý chất lượng, quy trình vận hành máy móc,… để đảm bảo đúng tiến độ sản xuất hàng hóa.

Công việc chuyên môn về kế hoạch, sản xuất

Các công việc liên quan đến chuyên môn của nhân viên kế hoạch sản xuất bao gồm:

  • Tham gia lập các bản kế hoạch liên quan đến hoạt động sản xuất, những kế hoạch này có thể bao gồm nhiều hạng mục khác nhau.
  • Đảm bảo cho bản KHSX được chi tiết, rõ ràng về những công đoạn trong quy trình sản xuất.
  • Thực hiện tính toán thời gian, chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
  • Kiểm tra nguồn nguyên vật liệu đầu vào, số lượng nhân sự, các thiết bị, máy móc cần thiết cho quy trình sản xuất.
  • Thực hiện điều chỉnh, khắc phục những sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
  • Luôn đảm bảo nguồn nguyên vật liệu luôn được đầy đủ, sẵn sàng về thiết bị, máy móc, nhân sự theo đúng kế hoạch sản xuất ban đầu.
  • Thu thập các dữ liệu liên quan đến quá trình sản xuất, ví dụ như nhân viên, máy móc, nguyên vật liệu,… từ đó lập các bảng đánh giá, đưa ra cải tiến hiệu suất cho doanh nghiệp.
  • Quản lý các loại hồ sơ liên quan như hóa đơn đặt hàng, hợp đồng cung ứng, hợp đồng khách hàng,…
  • Kiểm tra, giám sát chất lượng của sản phẩm, hàng hóa sau khi sản xuất, đảm bảo được sự đồng bộ về tiêu chuẩn, chất lượng của sản phẩm,…
  • Điều chỉnh, khắc phục kịp thời những sự cố có thể xảy ra trong quy trình sản xuất.
Nhân viên kế hoạch sản xuất sẽ cần thực hiện nhiều nghiệp vụ chuyên môn
Nhân viên kế hoạch sản xuất sẽ cần thực hiện nhiều nghiệp vụ chuyên môn

Một số công việc, nghiệp vụ khác

Bên cạnh những nhiệm vụ chính ở trên, một số công việc khác của nhân viên kế hoạch sản xuất có thể kể đến như:

  • Thực hiện cập nhật thông tin đầy đủ, trực quan và thực tế về chất lượng, năng suất, thời gian hiện tại của quá trình sản xuất.
  • Tham vấn cho các quản lý xưởng, quản lý dây chuyền sản xuất để nâng cao hiệu suất sản xuất.
  • Lập các bản báo cáo, đánh giá, phân tích liên quan đến kết quả, hiệu quả của quá trình hoạt động, vật tư sản xuất.
  • Làm các báo cáo liên quan đến công việc theo yêu cầu, phân công của quản lý trực tiếp.

>> Xem thêm: CPO là gì? Mô tả công việc giám đốc sản xuất CPO

Yêu cầu tuyển dụng nhân viên kế hoạch sản xuất

Trên thực tế, để trở thành nhân viên kế hoạch sản xuất, bạn sẽ cần phải đáp ứng được một số yêu cầu, tiêu chí liên quan đến vị trí này. Tương tự với công việc, nhiệm vụ, yêu cầu của nhân viên KHSX cũng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác nhau. Dưới đây sẽ là một số yêu cầu.tiêu chí thường gặp khi phỏng vấn tại vị trí KHSX:

Yêu cầu chung trong tuyển dụng

Trong tuyển dụng chung của nhân viên KHSX sẽ bao gồm một số yêu cầu như sau:

  • Cần có các bằng cấp, tối thiểu ở mức cử nhân liên quan đến tiếp thị, kinh tế hoặc những lĩnh vực có chuyên môn liên quan đến sản xuất, lập kế hoạch.
  • Sử dụng thành thạo những phần mềm, công cụ có liên quan đến công việc chuyên môn. Thành thạo tin học văn phòng.
  • Đã từng có kinh nghiệm ở vị trí nhân viên kế hoạch sản xuất là một lợi thế.
  • Có kiến thức chuyên môn, hiểu biết về thị trường, ngành nghề mà doanh nghiệp đang thực hiện kinh doanh.

Những yêu cầu liên quan đến kỹ năng

Bên cạnh những yêu cầu chung ở trên, doanh nghiệp cũng sẽ ưu tiên hơn cho những ứng viên có các kỹ năng sau đây:

  • Kỹ năng phân tích, lập kế hoạch, có tư duy logic
  • Đúng với tên gọi của mình, vị trí nhân viên kế hoạch sản xuất cần có kỹ năng lập kế hoạch, phân tích số liệu hiệu quả. Bởi, các bản kế hoạch của vị trí này sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và lợi ích phát triển của doanh nghiệp.
  • Để có được bản kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả, nhân viên KHSX cần nắm rõ những yêu cầu, tiêu chuẩn, quy định liên quan sản xuất. Bên cạnh đó, họ cũng cần phải hiểu rõ về những thuộc tính, yêu cầu của sản phẩm như thế nào. Điều này sẽ đòi hỏi nhiều về khả năng phân tích của nhân sự. Ngoài ra, tư duy logic tốt cũng sẽ là một kỹ năng giúp ích cho quá trình lập kế hoạch sản xuất. Khi bạn có tư duy logic, bạn có thể dễ dàng nhìn nhận, phân tích các vấn đề, dự đoán được xu hướng sản xuất tốt hơn.
  • Nhân viên KHSX cần có kỹ năng lập kế hoạch tốt
  • Kỹ năng hoạch định sản xuất: Đây được xem như kỹ năng bắt buộc của vị trí nhân viên KHSX. Để quá trình sản xuất được hiệu quả, bạn cần phải lập được kế hoạch có lịch trình sản xuất cụ thể, hợp lý. Kỹ năng hoạch định sản xuất sẽ rất giúp ích cho bạn trong nhiệm vụ này. Bạn cần lưu ý rằng, hoạch định quy trình sản xuất cần phù hợp với từng thời kỳ phát triển riêng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kỹ năng này cũng yêu cầu độ chính xác cao về thời gian, yêu cầu, chi phí, tính chất, đặc trưng riêng của từng giai đoạn như thế nào.

Một số kỹ năng khác cần có

  • Bên cạnh 2 kỹ năng thiết yếu trên, nhân viên kế hoạch sản xuất cũng cần lưu ý trau dồi thường xuyên những kỹ năng sau đây:
  • Kỹ năng sử dụng các công cụ hiện đại: Kỹ năng này sẽ giúp cho bạn có thể tối ưu được thời gian làm việc, lập kế hoạch. Bên cạnh đó, việc vận dụng những phần mềm hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất cũng sẽ giúp kế hoạch có thể đem lại được hiệu quả tốt hơn.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh nhạy, linh hoạt: Trong quá trình sản xuất, bạn có thể bắt gặp các vấn đề, sự cố phát sinh không mong muốn. Do đó, bạn cần có kỹ năng giải quyết vấn đề linh hoạt, từ đó giảm thiểu được những rủi ro không đáng có.
  • Kỹ năng mềm hỗ trợ công việc hiệu quả: Ví dụ như kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, đặt câu hỏi, nhóm kỹ năng quản lý công việc, quản lý thời gian,…
Yêu cầu tuyển dụng nhân viên kế hoạch sản xuất
Yêu cầu tuyển dụng nhân viên kế hoạch sản xuất

Mức thu nhập của nhân viên kế hoạch sản xuất

Mức lương của nhân viên KHSX sẽ còn phù thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Những yếu tố này có thể bao gồm như quy mô doanh nghiệp, khu vực làm việc, kinh nghiệm của nhân viên,… Tuy vậy, bạn cũng có thể tham khảo mức lương được khảo sát như sau:

  • Mức lương trung bình: 12.300.000 đồng/tháng.
  • Dải lương phổ biến: 13.200.000 – 15.900.000 đồng/tháng.
  • Mức lương thấp nhất: 2.600.000 đồng/tháng.
  • Mức lương cao nhất: 26.400.000 đồng/tháng.

Nhiều người thường lo lắng khi làm vị trí kế hoạch sản xuất có cơ hội thăng tiến không, thì câu trả lời là có. Nếu bạn chăm chỉ, có năng lực, bạn có thể thăng tiến lên các vị trí như:

  • Phó phòng kế hoạch sản xuất: Mức lương trung bình tham khảo khoảng 23.600.000 đồng/tháng.
  • Trưởng phòng kế hoạch sản xuất: Mức lương trung bình tham khảo khoảng 41.500.000 đồng/tháng, dải lương phổ biến 23.200.000 – 29.000.000 đồng/tháng.
  • Giám đốc kế hoạch sản xuất: Mức lương trung bình tham khảo khoảng 47.100.000 đồng/tháng, dải lương phổ biến khoảng 23.200.000 – 32.500.000 đồng/tháng.
Mức thu nhập và cơ hội thăng tiến của nhân viên kế hoạch sản xuất rất hấp dẫn
Mức thu nhập và cơ hội thăng tiến của nhân viên kế hoạch sản xuất rất hấp dẫn

Trên đây là những thông tin liên quan đến vị trí nhân viên kế hoạch sản xuất. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ có những hình dung ban đầu về vị trí này. Tuy vậy, bạn cũng cần xem xét các yếu tố khác như môi trường doanh nghiệp, mong muốn của bản thân trước khi lựa chọn bất kỳ ngành nghề nào.



source https://www.topcv.vn/nhan-vien-ke-hoach-san-xuat