Một trong những vị trí được nhắc đến nhiều trong doanh nghiệp chính là các vị trí chuyên viên. Tuy vậy, hiện nay khá nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về vị trí chuyên viên là gì. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này, bài viết chi tiết “Chuyên viên là gì? Một số vị trí chuyên viên có mức lương hấp dẫn nhất” dưới đây của TopCV sẽ hữu ích cho bạn.
Tìm hiểu về chuyên viên là gì?
Khi tìm hiểu về khái niệm chuyên viên là gì, bạn sẽ cần phải hiểu thêm những vấn đề liên quan đến khái niệm này. Cụ thể như sau:
Chuyên viên là gì?
Chuyên viên là một khái niệm được sử dụng để chỉ những vị trí việc làm có chuyên môn sâu, thực hiện duy nhất một nhiệm vụ liên quan đến chuyên môn đó. Bạn có thể bắt gặp vị trí này ở bất kỳ đâu, từ các doanh nghiệp tư nhân, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức nhà nước,…
Bên cạnh khái niệm dễ hiểu trên, dựa theo quy định cũng như môi trường làm việc, khái niệm chuyên viên là gì sẽ được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Ví dụ như:
- Khái niệm 1: Chuyên viên là ngạch công chức hành chính, có yêu cầu về mức độ chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản về một/một số lĩnh vực trong doanh nghiệp, tổ chức.
- Khái niệm 2: Theo Luật Cán bộ, công chức, khái niệm chuyên viên được hiểu là Ngạch công chức hành chính được sử dụng cho các vị trí có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ bậc đại học. Họ sẽ có những nhiệm vụ liên quan đến hỗ trợ, giúp đỡ cho ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức nhà nước quản lý một số lĩnh vực, vấn đề nghiệp vụ nào đó.
Một số khái niệm khác liên quan
Bên cạnh khái niệm chuyên viên là gì, bạn sẽ cần phải tìm hiểu thêm một số khái niệm khác. Cụ thể bao gồm như sau:
Ngạch chuyên viên là gì?
Ở Việt Nam, khi nhắc đến khái niệm chuyên viên, nhiều người sẽ quan tâm nhiều hơn đến ngạch chuyên viên. Vậy, ngạch chuyên viên là gì? Trong bộ máy hành chính Nhà nước, các cấp cán bộ, viên chức,… đều sẽ được phân chia theo từng ngạch khác nhau.
Vậy, bạn có thể hiểu, ngạch chuyên viên chính là những công – viên chức có nghiệp vụ, chuyên môn trong hệ thống quản lý của Nhà Nước. Họ sẽ đóng vai trò hỗ trợ các ban lãnh đạo cao cấp như Cục, Vụ,… Mục đích của hoạt động hỗ trợ này là giúp tổ chức, quản lý một vấn đề nghiệp vụ nào đó.
Dựa vào quy định của pháp luật, ngạch chuyên viên được chia thành 3 loại như sau:
- Mã 01.001 – Chuyên viên cao cấp: Ngạch này có một số vị trí ví dụ như Kiểm toán viên cao cấp, kế toán viên cao cấp, thanh tra cao cấp,…
- Mã 01.002 – Chuyên viên chính: Bao gồm một số vị trí như Thanh tra viên chính, kiểm toán viên chính, kế toán viên chính,…
- Mã 01.003 – Chuyên viên: Ngạch này sẽ có một số vị trí như kiểm toán viên, kế toán viên, thanh tra viên,…
Chức danh chuyên viên là gì?
Mỗi ngạch chuyên viên được nêu ở trên chỉ phản ánh được phần nào các chức danh của chuyên viên trong bộ máy Nhà nước. Vậy, bạn cũng có thể hiểu về chức danh chuyên viên chính là sự biểu hiện, ghi nhận một vị trí chuyên viên được tổ chức, doanh nghiệp, công ty công nhận hợp pháp.
Chế độ chuyên viên là gì?
Chế độ chuyên viên được hiểu là hệ thống bao gồm những quy định pháp luật liên quan, cần tuân thủ. Các chuyên viên sẽ cần phải đảm bảo tuân thủ những quy định này. Bên cạnh đó, những quy định, chế độ này cũng sẽ giúp bảo vệ được quyền lợi của các chuyên viên tốt hơn.
Quy định liên quan đến tiêu chuẩn chuyên viên
Dựa vào những khái niệm trên, để có thể trở thành chuyên viên, bạn sẽ cần phải đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định. Những tiêu chuẩn này được quy định tại Thông tư 11/2014/TT/BNV. Tóm tắt như sau:
Tiêu chuẩn chung về đạo đức, phẩm chất
Điều 4 của Thông tư 11/2014/TT/BNV đã quy định về tiêu chuẩn liên quan đến đạo đức, phẩm chất như sau:
- Chuyên viên cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần trung thành với Tổ Quốc, Hiến pháp của Nhà Nước. Luôn đảm bảo quyền lợi của nhân dân, lợi ích của Tổ quốc.
- Cần giữ vững trách nhiệm, nhiệm vụ thực hiện các nghĩa vụ của công chức nói chung và chuyên viên nói riêng theo đúng quy định đã được ban hàng của Pháp luật.
- Không ngừng xây dựng và giữ vững kỷ luật, tuân thủ pháp luật, kỷ cương của ngành.
- Luôn nâng cao được tinh thần tự giác, làm tròn trách nhiệm, nhiệm vụ bản thân được giao phó.
- Công tâm, liêm khiết, khách quan, chính trực, gương mẫu với mọi quá trình thực hiện công việc.
- Sinh hoạt lành mạnh, đảm bảo với tiêu chí cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Luôn nỗ lực học hỏi, nâng cao tri thức, thường xuyên rèn luyện phẩm chất, nâng cao năng lực.
Tiêu chuẩn liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ
Tiêu chuẩn về đạo đức, phẩm chất thường sẽ áp dụng với các chuyên viên làm việc trong tổ chức Nhà nước. Đối với những vị trí chuyên viên còn lại, những tiêu chuẩn có liên quan đến nghiệp vụ, chuyên môn sẽ đóng vai trò quan trọng. Cụ thể sẽ gồm một số tiêu chí như sau:
- Nắm rõ các quy định pháp luật, quy định liên quan đến hệ thống quản lý, hệ thống chính trị (đối với nhà nước), các chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực đang làm việc hoặc được phân công quản lý.
- Thực hiện đúng các nguyên tắc, quy định của hệ thống nghiệp vụ chuyên môn.
- Nắm vững các đối tượng quản lý của mình là ai, từ đó nâng cao được hiệu quả công việc.
- Biết cách xây dựng các kế hoạch, chiến lực, có chức năng đưa ra được những quyết định cụ thể về lĩnh vực, nhiệm vụ được giao phó.
- Sở hữu tư duy logic, khoa học, đưa ra được những phương pháp, đề xuất phù hợp để không ngừng hoàn thiện được nghiệp vụ của mình.
- Luôn cập nhật, nắm bắt được xu hướng phát triển của ngành nghề, lĩnh vực chuyên môn mà bản thân làm việc, quản lý.
Một số vị trí chuyên viên có mức lương hấp dẫn
Để hiểu rõ hơn về chuyên là gì, bạn có thể tham khảo một số vị trí chuyên viên thường gặp và có mức lương hấp dẫn ngay sau đây:
Chuyên viên quan hệ khách hàng là gì?
Chuyên viên quan hệ khách hàng – CRM là một vị trí trong bộ máy của doanh nghiệp. Họ sẽ đóng vai trò đảm bảo phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, duy trì mối quan hệ đó để có thể mang lại được lợi nhuận tốt nhất cho doanh nghiệp.
Nhiệm vụ chính của chuyên viên quan hệ khách hàng bao gồm:
- Tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
- Tiếp xúc, tư vấn các thông tin về sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, đàm phán và chốt bán hàng.
- Thực hiện chăm sóc sau bán hàng.
Mức lương trung bình của chuyên viên quan hệ khách hàng: Phổ biến từ 9.300.000 – 18.600.000 đồng/tháng, trung bình khoảng 18.200.000 đồng/tháng.
>>> Xem thêm: 10 câu hỏi phỏng vấn chuyên viên quan hệ khách hàng thông dụng nhất hiện nay
Chuyên viên tín dụng là gì?
Chuyên viên tín dụng là những nhân sự đại diện cho tổ chức tín dụng, ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nào đó, họ sẽ thực hiện hỗ trợ cho khách hàng khi có nhu cầu vay vốn tại những đơn vị này.
Nhiệm vụ chính của chuyên viên tín dụng:
- Thực hiện tìm kiếm, khai thác các thông tin liên quan đến khách hàng tiềm năng của tổ chức, đơn vị tài chính.
- Tư vấn, cung cấp các thông tin liên quan đến dịch vụ tín dụng cho cá nhân, tổ chức, khách hàng,… từ đó giúp khách hàng hiểu hơn về dịch vụ.
- Thực hiện thẩm định thông tin khách hàng, xác định xem khách hàng có đủ điều kiện để vay vốn tại ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng hay không.
- Hướng dẫn và hỗ trợ cho khách hàng hoàn thiện các thủ tục cần thiết khi vay tín dụng.
- Giám sát quá trình sử dụng khoản vay, quá trình chi trả khoản vay, quá trình tất toán theo đúng quy định trong hợp đồng.
Mức lương trung bình của chuyên viên tín dụng: Phổ biến từ 8.700.000 – 20.300.000 đồng/tháng, trung bình khoảng 14.300.000 đồng/tháng.
Chuyên viên Marketing là gì?
Chuyên viên Marketing là thuật ngữ chung được sử dụng cho những nhân sự làm việc trong bộ phận Marketing. Mục tiêu chung của bộ phận này là giúp quảng bá, tiếp thị sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp đến người tiêu dùng.
Nhiệm vụ chính của chuyên viên Marketing:
- Nghiên cứu thị trường, sản phẩm/dịch vụ, nghiên cứu khách hàng.
- Lập các kế hoạch, chiến lược Marketing, tiếp thị sản phẩm/dịch vụ.
- Thực hiện các chiến dịch Marketing đã được phê duyệt trước đó.
- Theo dõi, kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động Marketing đã thực hiện.
Mức lương trung bình của chuyên viên Marketing: Phổ biến từ 19.700.000 – 39.400.000, trung bình khoảng 22.000.000 đồng/tháng.
Chuyên viên tuyển dụng là gì?
Chuyên viên tuyển dụng là các nhân sự có vai trò xác định các nhu cầu tuyển dụng, từ đó lập kế hoạch, chiến lược để tuyển dụng được ứng viên tài năng, phù hợp cho vị trí mà doanh nghiệp đang cần tìm kiếm.
Nhiệm vụ chính của chuyên viên tuyển dụng:
- Xác định nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
- Đưa ra các phương án, đề xuất phù hợp liên quan đến vấn đề tuyển dụng.
- Tìm kiếm ứng viên phù hợp bằng nhiều phương pháp khác nhau (truyền thông, Marketing, network cá nhân,…).
- Tổ chức lọc hồ sơ, CV của ứng viên.
- Thực hiện kết nối ứng viên với nhà tuyển dụng, đánh giá sự phù hợp của ứng viên sau các buổi phỏng vấn.
Mức lương trung bình của chuyên viên tuyển dụng: Phổ biến khoảng 13.900.000 – 17.400.000 đồng/tháng, trung bình khoảng 13.000.000 đồng/tháng.
>>> Xem thêm: Chuyên viên tuyển dụng nhân sự là gì? Mô tả công việc và mức thu nhập
Chuyên viên kinh doanh là gì?
Trong doanh nghiệp, chuyên viên kinh doanh chính là những người làm việc tại bộ phận kinh doanh. Mục đích của bộ phận này chính là giúp thúc đẩy, gia tăng doanh thu của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ chính của chuyên viên kinh doanh:
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng, có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Giới thiệu, tư vấn, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
- Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đối tác của doanh nghiệp.
- Tiếp nhận và xử lý các khiếu nại, phàn nàn của khách hàng.
Mức lương trung bình của chuyên viên kinh doanh: Phổ biến khoảng 12.800.000 – 19.100.000 đồng/tháng, trung bình khoảng 16.300.000 đồng/tháng.
>>> Xem thêm: Chuyên viên kinh doanh là gì? Lương có cao hơn nhân viên kinh doanh không?
Trên đây là những thông tin liên quan đến vị trí chuyên viên. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về vị trí chuyên viên là gì. Trên thực tế, vị trí này có thể có mặt trong các bộ máy của doanh nghiệp tư nhân hoặc nhà nước. Với mỗi bộ máy khác nhau, vai trò, mức thu nhập của họ cũng sẽ khác nhau. Đừng quên theo dõi các bài viết khác thuộc chuyên mục này để cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị hơn nhé.
source https://www.topcv.vn/chuyen-vien-la-gi
0 Nhận xét