Nhân sự Gen Z được dự báo sẽ chiếm hơn 1/5 lực lượng lao động vào năm 2030 (SHRM). Nhiều doanh nghiệp đang đối mặt với khó khăn khi quản lý và làm việc với lực lượng lao động này. Hãy cùng TopCV tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Nhân sự Gen Z là gì?
Có khá nhiều định nghĩa và cách để xác định thế hệ nhân sự Gen Z là ai. Một vài định nghĩa về gen Z như sau:
Theo Forbes thì Gen Z là nhóm những người sinh ra từ năm 1997 đến đầu những năm 2000. Theo CSP Global thì Gen Z là nhóm những người sinh từ năm 1995 đến 2010.
Thế hệ Gen Z hầu hết đều có sự hiểu biết về công nghệ, phát triển thông tin xã hội.
Đặc biệt, thế hệ Gen Z mang nhiều khát vọng hướng đến tương lai hơn, đặc biệt là đối với công việc, sự nghiệp của họ. Ngày nay, bạn có thể thấy nhiều Gen Z có xu hướng kinh doanh nhiều hơn là trở thành nhân viên cho một tổ chức, doanh nghiệp nào đó. Một nghiên cứu của Emerald cho biết, nhóm nhân sự này có những kỳ vọng rõ ràng hơn vào công việc so với thế hệ trước.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về môi trường làm việc của gen Z - nguồn nhân lực tương lai cần gì?
Những thống kê thú vị về thế hệ nhân sự Gen Z
Trước khi đến với những điều mà nhân sự Gen Z quan tâm tại nơi làm việc của mình, bạn có thể tìm hiểu một số thống kê về nhóm nhân sự này. Cụ thể như sau:
Điều mà Gen Z quan tâm trong công việc
Để làm việc với nhân sự Gen Z hiệu quả, bạn cần biết họ quan tâm gì trong công việc của mình. Những thống kê sau đây có thể hữu ích để bạn giải đáp được vấn đề này. Bao gồm:
- Được tôn trọng, hòa nhập, trao quyền tại nơi làm việc - 96% Gen Z được hỏi đồng ý với yếu tố này (Forbes).
- Thu nhập và các chế độ phúc lợi - 67%% thế hệ Gen Z và Millennials quan tâm đến yếu tố này (Gallup).
- Sự cân bằng giữa công việc, cuộc sống và hạnh phúc cá nhân - 65% thế hệ Gen Z và Millennials quan tâm đến yếu tố này (Gallup).
- Tổ chức đa dạng về nhóm nhân sự - 45% thế hệ Gen Z và Millennials quan tâm đến yếu tố này (Gallup).
- Một số yếu tố quan tâm khác theo thống kê của Gallup về nhóm nhân sự thế Gen Z và Millennials như sự phát triển nghề nghiệp (37%), cơ hội làm việc từ xa (34%), công việc có ý nghĩa hơn (33%), tổ chức uy tín - thương hiệu lớn (29%).
>>> Tham khảo thêm: Cập nhật 6 xu hướng tìm việc của Gen Z để tuyển dụng hiệu quả hơn
Thống kê các vấn đề Gen Z gặp phải nơi làm việc
Ngoài những điều mà Gen Z quan tâm, doanh nghiệp cũng nên hiểu rõ hơn về những điều mà họ thường gặp phải và cảm thấy lo lắng tại nơi làm việc. Một số thống kê sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này:
- 31% nhân sự Gen Z cảm thấy khó đối phó với áp lực và căng thẳng trong công việc (Talent LMS).
- 68% Gen Z và thế hệ Millennials hơn cho biết họ thường xuyên cảm thấy căng thẳng (Gallup).
- Cứ 1 trong số 4 nhân sự Gen Z được hỏi cho biết họ chưa thực sự hài lòng với trình độ học vấn đã được học để chuẩn bị cho công việc trong tương lai (Talent LMS).
- Lo sợ không nhận được lương, thưởng xứng đáng với công sức họ bỏ ra khi chỉ 59% Gen Z tin rằng họ đã nhận được xứng đáng (Deloitte).
- Bị cô lập và mất kết nối trong công việc, 73% Gen Z cho biết đôi khi hoặc luôn luôn cảm thấy cô đơn (CNBC).
Làm việc với Gen Z có khó khăn hay không?
Vậy, làm việc với thế hệ nhân sự Gen Z có thực sự khó khăn hay không? Trên thực tế, dù bạn làm việc với thế hệ nhân sự nào cũng sẽ có những ưu điểm, thách thức riêng. Điều quan trọng để quá trình làm việc với các nhóm nhân sự là nhận biết được những ưu điểm và thách thức đó. Đối với thế hệ Gen Z sẽ gồm những ưu điểm, thách thức sau:
Ưu điểm khi làm việc với nhân sự Gen Z
Những đặc điểm sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về những lợi thế khác biệt của thế hệ Gen Z so với những nhóm nhân sự khác. Bao gồm:
- Khả năng cạnh tranh: Gen Z đã và đang lớn lên trong một môi trường xã hội rất năng động, hướng đến thành công. Nó khiến Gen Z trở thành những nhân viên có tính cạnh tranh một cách tự nhiên. Do đó, họ thích cạnh tranh nơi làm việc và điều này giúp họ trở thành phiên bản tốt hơn của chính họ.
- Nhận thức về công nghệ: Gen Z là thế hệ am hiểu công nghệ nhất, họ đã thích và được kết nối với công nghệ ngay từ khi còn nhỏ.
- Làm việc độc lập: Bởi không thích sự kèm cặp thường xuyên, quản lý vi mô, nên họ có khả năng làm việc độc lập tốt hơn.
- Khả năng đa nhiệm: Gen Z rất giỏi trong việc xử lý nhiều nhiệm vụ cùng một lúc. Mặc dù họ có khoảng chú ý ngắn hơn, nhưng họ có thể tập trung cao độ và chuyển đổi giữa các trách nhiệm một cách nhanh chóng.
- Học hỏi nhanh chóng: Nhân viên Gen Z rất ham học hỏi và phát triển trong và ngoài nơi làm việc.
Thách thức khi làm việc với nhân sự Gen Z
Bên cạnh những ưu điểm trên, khi muốn làm việc với nhóm nhân sự Gen Z hiệu quả hơn, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những thách thức sau:
- Họ muốn nhiều công nghệ hơn: Gen Z có khả năng bị thu hút bởi các công ty đang sử dụng công nghệ để tạo ra trải nghiệm nhân viên có ý nghĩa hơn.
- Tinh thần khởi nghiệp của Gen Z đang cao hơn: Nếu không có những chính sách lương, thưởng, đãi ngộ hấp dẫn sẽ rất khó làm việc với nhóm nhân sự này.
- Thế hệ Gen Z mong muốn nhiều hơn về trải nghiệm cá nhân hóa trong công việc của họ.
Tìm hiểu thêm:
>>> Ngành quản trị nhân lực là gì và những kỹ năng của người quản trị giỏi
>>> Kỹ năng quản lý thời gian là gì và cách quản lý thời gian hiệu quả
6 yếu tố nhân sự Gen Z mong đợi để làm việc hiệu quả hơn
Vậy làm thế nào để quản lý nhóm nhân sự Gen Z hiệu quả hơn? Hãy xem xét và đáp ứng những giá trị kỳ vọng mà thế hệ này mong muốn. Dưới đây là 6 yếu tố phổ biến nhất mà nhóm nhân sự Gen Z đang mong đợi mà bạn có thể tham khảo:
Công việc tạo ra các giá trị khác biệt
Theo một nghiên cứu của Randstad, 42% nhân sự Gen Z sẽ chấp nhận giảm lương nếu họ được làm công việc tạo ra sự khác biệt. Trong đó có đến 49% sẽ không chấp nhận một công việc tại một công ty không phù hợp với giá trị của họ.
Đối với yếu tố này, doanh nghiệp có thể:
- Tạo cơ hội cho nhân viên có thể tham gia đóng góp sáng kiến phục vụ cho công việc, trách nhiệm xã hội,...
- Thể hiện văn hóa và giá trị của công ty tại mọi điểm tiếp xúc tuyển dụng để cho các ứng viên tiềm năng.
Văn hóa doanh nghiệp
Hơn 2/3 ứng viên thuộc thế hệ nhân sự Gen Z theo khảo sát của Tallo cho biết, họ “chắc chắn” sẽ có nhiều khả năng ứng tuyển vào công việc đề cao sự đa dạng và hòa nhập trong văn hóa của công ty. Ngược lại, báo cáo của HR Dive lại cho biết, có đến đến 48% nhân sự Gen Z sẽ từ chối nếu doanh nghiệp không có quan điểm này.
Để đáp ứng được yếu tố này, doanh nghiệp nên có các chiến lược, chỉ số KPI phù hợp với yếu tố sự đa dạng và hòa nhập trong văn hóa doanh nghiệp. Ở những lĩnh vực không đạt được mục tiêu, một công ty coi trọng sự đa dạng và hòa nhập sẽ cam kết cải tiến liên tục và thiết lập một kế hoạch hành động phù hợp.
Có cơ hội phát triển và thăng tiến
Có đến 37% thế hệ nhân sự trẻ quan tâm đến sự tăng trưởng, phát triển nghề nghiệp khi tìm kiếm công ty mới (Gallup). Họ cũng mong muốn nhận được sự đầu tư nhiều hơn từ doanh nghiệp với sự phát triển trong công việc, kỹ năng của họ. Công ty có thể:
- Thiết lập các chương trình cố vấn: Các công ty nên thiết lập một chương trình cố vấn để tối đa hóa sự phát triển của nhân viên Gen Z. Bên cạnh đó, những chương trình tư vấn ngược sẽ giúp nhân sự Gen Z thấy rằng những đóng góp của họ được đánh giá cao tại nơi làm việc.
- Đầu tư vào học tập và phát triển cho nhân sự: Một thống kê khác từ Talent LMS cũng cho biết, 64% Gen Z hài lòng với các chương trình đào tạo mà doanh nghiệp đã chuẩn bị cho họ tại nơi làm việc.
Đảm bảo ổn định và cân bằng
Như đã nêu ở trên, sự cân bằng và ổn định giữa công việc và cuộc sống là một yếu tố quan trọng mà nhân sự Gen Z ngày nay quan tâm. Để có thể giúp nhóm Gen Z thỏa mãn được yếu tố mong đợi này, công ty có thể:
- Tiếp tục thực hiện duy trì các gói lương, phúc lợi, cung cấp cho họ cơ hội làm việc từ xa,... theo từng mong muốn cá nhân hóa của nhân viên.
- Ngăn chặn tình trạng kiệt sức của nhân viên bằng những biện pháp như gói bảo vệ sức khỏe, cung cấp thêm ngày nghỉ phép,...
Hợp tác và tự chủ tốt
Thế hệ Z coi trọng sự hợp tác như một phương tiện để học hỏi từ những người khác và làm việc với những người có nền tảng và kinh nghiệm khác nhau. Đồng thời, Gen Z cũng đánh giá cao quyền tự chủ của họ trong việc tìm ra phong cách làm việc nào giúp tối đa hóa năng suất của họ. Với yếu tố này, doanh nghiệp nên:
- Áp dụng các công cụ tương tác phù hợp để giúp nhân viên có thể duy trì sự kết nối tốt hơn.
- Tập trung vào kết quả và giao quy trình cho nhân viên để đề cao tính tự chủ của họ.
Áp dụng công nghệ tiên tiến
Có đến 4 trong 5 người thuộc nhóm Gen Z được hỏi cho biết, họ muốn làm việc với công nghệ tiên tiến và 91% nói rằng công nghệ của công ty ảnh hưởng đến việc họ có chấp nhận lời mời làm việc hay không (Dell). Do đó, công ty nên đầu tư nhiều hơn về công nghệ, quy trình làm việc để có thể đáp ứng được yếu tố này cho nhóm nhân sự Gen Z.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về nhóm nhân sự Gen Z và các yếu tố mà họ mong đợi tại nơi làm việc của mình. Hy vọng với bài viết này, doanh nghiệp sẽ hiểu hơn nên làm thế nào để quản lý, kết nối với nhóm nhân sự này.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang muốn kết nối nhiều hơn với nhóm nhân sự Gen Z đừng quen truy cập vào TopCV - nền tảng kết nối việc làm uy tín hiện nay. Đây là một trong những website áp dụng công nghệ AI để giúp doanh nghiệp - ứng viên tiềm năng kết nối dễ dàng và nhanh chóng hơn.
source https://www.topcv.vn/nhan-su-gen-z-la-gi
0 Nhận xét