Nhu cầu nhân sự ngành du lịch cũng tăng cao hơn khi thị trường đang mở cửa trở lại. Nếu bạn đang tìm hiểu về vấn đề học du lịch ra làm gì, dưới đây sẽ là 7+ vị trí HOT trong lĩnh vực này mà bạn có thể tham khảo cùng TopCV.
Học du lịch ra làm gì - cấp bậc nhân viên
Đây là những vị trí bắt đầu nếu bạn mới tìm hiểu về ngành này và chưa biết học du lịch ra làm gì. Thông tin cụ thể như sau:
Hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên du lịch sẽ là câu trả lời phổ biến khi bạn chưa biết học du lịch ra làm gì. Vị trí này thường sẽ đảm nhiệm vai trò hướng dẫn, chỉ dẫn cho khách du lịch tại các điểm tham quan. Hướng dẫn viên du lịch có thể làm việc tự do hoặc làm việc tại một công ty du lịch, lữ hành nào đó.
Một số nhiệm vụ thường gặp của hướng dẫn viên du lịch:
- Nhận lịch hướng dẫn khách du lịch từ công ty lữ hành hoặc tiếp nhận yêu cầu trực tiếp từ khách du lịch.
- Lên kế hoạch và sắp xếp lộ trình các điểm tham quan theo yêu cầu.
- Đồng hành cùng khách tham quan trong suốt hành trình du lịch của họ.
- Giải quyết những vấn đề phát sinh trong chuyến tham quan, du lịch.
- Thực hiện khảo sát, nắm bắt thị yếu của du khách để phản hồi cho doanh nghiệp, tổ chức,...
Mức thu nhập tham khảo của hướng dẫn viên du lịch: Mức lương cơ bản thường từ 5 - 9 triệu đồng/tháng, tổng thu nhập kèm KPI, thưởng khoảng 10 - 30 triệu đồng/tháng.
Nhân viên lễ tân khách sạn
Lễ tân cũng là một vị trí mà bạn có thể tham khảo khi tìm hiểu về học du lịch ra làm gì. Họ sẽ là những người tiếp xúc, đón tiếp du khách, khách lưu trú của khách sạn. Một số trường hợp khác, nhân viên lễ tân có thể làm việc tại các công ty, tổ chức, doanh nghiệp để đón tiếp khách hàng đến làm việc.
Một số nhiệm vụ phổ biến của nhân viên lễ tân khách sạn:
- Tiếp đón khách lưu trú thực hiện thủ tục check in nhận phòng, check out trả phòng.
- Hướng dẫn du khách hoặc kết nối với các vị trí liên quan hướng dẫn họ lên phòng lưu trú để nghỉ ngơi.
- Tiếp nhận và xử lý những cuộc gọi, thư từ đến khách sạn.
- Giới thiệu cho du khách những địa điểm tham quan, ăn uống, vui chơi,... khi được yêu cầu. Tư vấn và giới thiệu cho du khách những dịch vụ khác của khách sạn.
- Giữ gìn khu vực tiền sảnh, lễ tân luôn được sạch sẽ, đúng quy định của khách sạn.
Mức thu nhập tham khảo của nhân viên lễ tân khách sạn: Trung bình từ 6 - 10 triệu đồng/tháng tùy vào quy mô khách sạn, kinh nghiệm, năng lực của lễ tân.
Nhân viên marketing du lịch
Nếu bạn có hứng thú với những hoạt động quảng cáo, tiếp thị, bạn có thể tham khảo vị trí nhân viên marketing trong lĩnh vực du lịch. Ngoài kiến thức ngành du lịch, bạn sẽ cần học và trau dồi thêm các kiến thức về marketing trước khi lựa chọn làm công việc này.
Một số nhiệm vụ phổ biến của nhân viên marketing du lịch:
- Nghiên cứu về thị trường, nhóm khách hàng mục tiêu của các sản phẩm, dịch vụ du lịch do doanh nghiệp cung cấp.
- Lên các kế hoạch marketing ngắn hạn, dài hạn để phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành, khách sạn.
- Thực hiện các hoạt động như viết bài, chụp ảnh, các công việc hỗ trợ khác cho hoạt động marketing offline, online tùy thuộc vị trí đảm nhiệm.
- Lưu trữ thông tin, dữ liệu khách hàng để làm cơ sở cho quá trình xây dựng chiến lược marketing, tiếp thị trong tương lai.
Mức thu nhập tham khảo của nhân viên lễ tân khách sạn: Trung bình khoảng 7 - 10 triệu đồng/tháng chưa bao gồm các khoản thưởng, lương KPI khác.
Tổ chức sự kiện và hội nghị
Nhân viên tổ chức sự kiện, hội nghị cũng sẽ là một sự lựa chọn khi bạn đang chưa biết học du lịch ra làm gì. Đặc biệt, đây là vị trí phù hợp với những bạn yêu thích sự năng động, làm việc có tổ chức và sáng tạo. Họ sẽ là những người thực hiện tổ chức các sự kiện, hội nghị theo yêu cầu.
Một số nhiệm vụ phổ biến của nhân viên tổ chức sự kiện:
- Tiếp nhận các yêu cầu của cấp trên hoặc của khách hàng về sự kiện, hội nghị cần tổ chức.
- Phối hợp với những nhân sự, bộ phận khác để lên ý tưởng để thực hiện sự kiện, hội nghị.
- Liên hệ với các đơn vị cung cấp, đối tác, liên kết,... để chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, không gian cần thiết cho sự kiện.
- Đảm nhiệm vai trò đón chào khách mời, sắp xếp chỗ ngồi phù hợp.
- Chỉ đạo, giám sát quá trình sự kiện, hội nghị diễn ra, xử lý các sự cố bất ngờ.
Mức thu nhập tham khảo của nhân viên tổ chức sự kiện và hội nghị: Tùy vào kinh nghiệm của nhân viên, trung bình khoảng từ 8 - 20 triệu đồng/tháng.
Nhân viên kinh doanh du lịch
Nhân viên kinh doanh du lịch hay còn gọi là các nhân viên sale tour cũng là một vị trí mà bạn có thể tham khảo nếu đang tìm hiểu học du lịch ra làm gì. Tương tự với những vị trí kinh doanh khác, nhân viên sale tour du lịch sẽ thực hiện tìm kiếm khách hàng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm/dịch vụ du lịch do doanh nghiệp cung cấp.
Một số nhiệm vụ phổ biến của nhân viên kinh doanh du lịch:
- Tìm kiếm khách hàng từ những kênh tiếp cận của bản thân, ví dụ như Facebook, Zalo,...
- Tiếp nhận các data khách hàng có nhu cầu với các sản phẩm du lịch được cung cấp từ bộ phận marketing hoặc từ doanh nghiệp.
- Liên lạc và tư vấn, thuyết phục khách hàng lựa chọn các sản phẩm du lịch do doanh nghiệp đang cung cấp.
- Hỗ trợ khách hàng trong quá trình bán, chốt giao dịch và ký hợp đồng liên quan đến du lịch.
- Làm việc với các đơn vị như đặt vé máy bay/xe khách/tàu hỏa, đặt chỗ, khách sạn,... để đảm bảo cung cấp đúng sản phẩm du lịch cho khách hàng.
Mức thu nhập tham khảo của nhân viên kinh doanh du lịch: Trung bình khoảng từ 10 - 20 triệu đồng/tháng tùy vào kinh nghiệm, năng lực của nhân viên.
Travel Blogger - Nghề tự do
Đối với những bạn không thích sự gò bó của môi trường làm việc, Travel Blogger sẽ là một trong những công việc phù hợp nếu bạn chưa biết học du lịch ra làm gì. Đặc biệt, khi bạn là người có đam mê với lĩnh vực du lịch, biết chụp ảnh, quay phim,... thì đây sẽ là một công việc phù hợp.
Những công việc Travel Blogger sẽ thực hiện:
- Thực hiện các chuyến du lịch đến những địa điểm du lịch nổi tiếng, địa điểm du lịch mới hoặc bất kỳ địa điểm nào mà bạn mong muốn.
- Sản xuất các bài viết, nội dung video, hình ảnh,... có liên quan đến địa điểm du lịch đó.
- Bạn có thể bán các bài viết, nội dung video, hình ảnh,... cho các công ty du lịch, lữ hành hoặc các đơn vị có nhu cầu.
- Một số trường hợp, bạn có thể sử dụng các bài viết, nội dung video, hình ảnh tạo thành các kênh kiếm tiền MMO như Youtube (phổ biến), Facebook, tạo thành Blog du lịch riêng,...
Mức thu nhập tham khảo của Travel Blogger: Tùy thuộc vào cách thức kiếm tiền mức thu nhập sẽ khác nhau. Ví dụ như bán các bài viết có thể từ 500.000 - 1 triệu đồng/bài viết, kiếm tiền từ MMO có thể từ trên 5 triệu đồng/tháng đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Học du lịch ra làm gì - cấp bậc quản lý
Sau một thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch, bạn có thể thăng tiến lên các vị trí ở cấp bậc quản lý. Dưới đây sẽ là một số vị trí quản lý mà bạn có thể tham khảo liên quan đến lĩnh vực du lịch, lữ hành. Bao gồm như sau:
Quản lý khách sạn
Quản lý khách sạn (Hotel Management) là những người thực hiện tổ chức, quản lý tất cả các hoạt động của khách sạn. Họ sẽ thực hiện thiết lập những quy trình, quy tắc trong quá trình vận hành, hoạt động của khách sạn.
Một số nhiệm vụ phổ biến của quản lý khách sạn:
- Phối hợp cùng các bộ phận khác để lên các kế hoạch kinh doanh phù hợp cho khách sạn để đoạt được nguồn doanh thu, lợi nhuận tốt nhất.
- Duy trì, đảm bảo các hoạt động, dịch vụ của khách sạn được liên tục.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình làm việc của những bộ phận khác thuộc quyền hạn của vị trí quản lý khách sạn.
- Phối hợp cùng những bộ phận liên quan khác để xây dựng quy trình hoạt động của khách sạn để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Đại diện cho khách sạn trong quá trình phát ngôn với truyền thông, báo chí,...
Mức thu nhập tham khảo của quản lý khách sạn: Trung bình khoảng 15 - 20 triệu đồng cho cấp bậc quản lý.
Giám đốc kinh doanh du lịch
Giám đốc kinh doanh du lịch hoặc trưởng phòng kinh doanh du lịch cũng là một vị trí mà bạn có thể thăng tiến sau từ 3 - 5 năm làm việc trong lĩnh vực này. Tương tự với những vị trí giám đốc kinh doanh/trưởng phòng kinh doanh khác, vị trí này sẽ đảm nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch - lữ hành.
Một số nhiệm vụ phổ biến của giám đốc kinh doanh du lịch:
- Tham gia cùng ban giám đốc, ban lãnh đạo xây dựng các chiến lược kinh doanh sản phẩm tour, dịch vụ du lịch.
- Giám sát và chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ, sản phẩm tour.
- Xây dựng mối quan hệ với các đối tác trong/ngoài nước để phát triển, xây dựng các tour/tuyến/điểm du lịch mới.
- Khảo sát và phân tích các sản phẩm tour mới và đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Phân bổ các chi tiêu và doanh số cho đội ngũ nhân viên kinh doanh du lịch.
- Xây dựng và lưu trữ dữ liệu, hồ sơ khách hàng.
Mức thu nhập tham khảo của giám đốc kinh doanh du lịch: Trung bình khoảng 15 - 20 triệu đồng cho cấp bậc quản lý.
Hy vọng với bài viết ngày hôm nay, bạn sẽ giải đáp được vấn đề học du lịch ra làm gì với TOP 7+ vị trí HOT ở trên. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập vào chuyên mục Tìm việc làm của TopCV để cập nhật thêm những tin tuyển dụng hấp dẫn liên quan đến các vị trí nói trên.
TopCV đang là một trong những đơn vị dẫn đầu trong áp dụng công nghệ HRTech vào hệ thống kết nối ứng viên - doanh nghiệp của mình. Từ đó, giúp ứng viên tìm kiếm việc làm du lịch nhanh chóng hơn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với nhân tài hiệu quả hơn.
source https://www.topcv.vn/hoc-du-lich-ra-lam-gi
0 Nhận xét