Biên dịch và thông dịch là 2 vị trí được nhiều bạn có kỹ năng ngoại ngữ lựa chọn. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu về biên dịch và thông dịch khác nhau như thế nào. Hãy cùng TopCV tìm hiểu ngay về sự khác nhau giữa biên dịch và phiên dịch trong bài viết dưới đây nhé.

Đôi nét về biên dịch và thông dịch

Trước khi tìm hiểu về biên dịch và thông dịch khác nhau như thế nào, hãy cùng xem qua khái niệm về biên dịch và thông dịch là gì. Sự giống nhau của 2 vị trí này? Cụ thể như sau:

Biên dịch là gì?

Biên dịch là người thực hiện dịch thuật những loại văn bản, tài liệu từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ cần dịch và ngược lại. Biên dịch còn được gọi với tên khác là dịch giả. Quá trình thực hiện biên dịch cần phải đảm bảo có tính chính xác cao, chỉn chu về văn phong, ngữ pháp, chính tả so với bản gốc.

Biên dịch là gì?
Biên dịch là gì?

Thông dịch là gì?

Thông dịch (dịch nói) là hoạt động mà người thực hiện dịch thuật sẽ diễn đạt lại một câu nói, một đoạn hội thoại từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ cần dịch và ngược lại. Quá trình thông dịch không được làm mất đi ý nghĩa ban đầu của câu nói đó.

Tìm hiểu thêm: Phiên dịch viên - nghề lý tưởng cho "những người chơi hệ ngôn ngữ"

Sự giống nhau của thông dịch và biên dịch

Trước khi tìm hiểu biên dịch và thông dịch khác nhau như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua về sự giống nhau của biên dịch và biên dịch. Trên thực tế hay công việc này sẽ có những đặc điểm giống nhau như sau:

  • Cả phiên dịch và thông dịch đều là hoạt động được thực hiện với mục đích là chuyển đổi ngôn ngữ. Vụ trong quá trình chuyển đổi đều yêu cầu về độ chính xác cao và giữ nguyên được ý định ban đầu của ngôn ngữ nguồn.
  • Đều yêu cầu người thực hiện thông dịch hoặc phiên dịch phải có kỹ năng và thành thạo ngôn ngữ dịch. Bên cạnh đó sẽ có yêu cầu về việc am hiểu kiến thức liên quan đến một chủ đề nhất định nào đấy.

Biên dịch và thông dịch khác nhau như thế nào?

Vậy sau khi đã hiểu về khái niệm của biên dịch, thông dịch và sự giống nhau giữa hai khái niệm này, chắc hẳn bạn sẽ muốn tìm hiểu về biên dịch và thông dịch khác nhau như thế nào. Cùng tìm hiểu một số đặc điểm khác nhau của hai khái niệm này như sau:

Công việc của biên dịch và thông dịch khác nhau như thế nào?

Công việc chính là yếu tố đầu tiên có thể giúp bạn xác định được biên dịch và thông dịch khác nhau như thế nào. Cụ thể:

Công việc của biên dịch:

  • Thực hiện dịch thuật đối với các loại giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu.
  • Soạn thảo văn bản theo ngôn ngữ đã được thuật sao cho có độ chính xác cao và không được truyền tải lệch lạc thông tin so với văn bản gốc.
  • Sắp xếp công việc và lên các kế hoạch liên quan đến hoạt động dịch thuật của doanh nghiệp hoặc các bộ phận liên quan khác.

Công việc của thông dịch:

  • Chuyển đổi và truyền tải những thông tin liên quan đến câu nói, đoạn thoại từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ cần dịch.
  • Diễn tả thông điệp một cách chính xác và phù hợp với ngữ cảnh.
  • Hỗ trợ cho cấp trên hoặc khách hàng của mình với vai trò là người thông dịch trong các buổi hội thoại.
Công việc của biên dịch và thông dịch khác nhau như thế nào?
Công việc của biên dịch và thông dịch khác nhau như thế nào?

Yêu cầu của biên dịch và thông dịch khác nhau như thế nào?

Bên cạnh công việc thì yêu cầu cũng là một yếu tố để bạn có thể xác định được biên dịch và thông dịch khác nhau như thế nào. Cụ thể như sau:

Yêu cầu của biên dịch:

  • Khả năng sử dụng mà vận dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt.
  • Từ ngữ phong phú, có văn phong viết tốt, sử dụng ngữ pháp của hai ngôn ngữ một cách linh hoạt.
  • Có tư duy tôn trọng với bản gốc bởi biên dịch sẽ yêu cầu về độ chính xác cao hơn. Bạn cần thực hiện dịch thuật mà vẫn giữ nguyên được quan điểm của tác giả.

Yêu cầu của thông dịch:

  • Có khả năng ứng biến và vận dụng ngôn ngữ nói một cách linh hoạt.
  • Có sẵn kho tàng từ vựng phong phú, thật là các thuật ngữ liên quan đến chuyên ngành.
  • Có khả năng ghi nhớ tốt trong thời gian ngắn.
  • Kỹ năng sắp xếp và hệ thống lại các dữ liệu nghe một cách phù hợp.
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt bởi bạn sẽ cần phải thực hiện trao đổi và đối thoại trong suốt quá trình thực hiện thông dịch.

Bên cạnh đó cả biên dịch và thông dịch đều sẽ cần phải hiểu biết về văn hoá, những thông tin khác liên quan đến hai quốc gia mà bạn sẽ thực hiện dịch thuật. Yếu tố này sẽ giúp cho bạn có thể hiểu hơn về nghĩa của những câu nói, hội thoại tài liệu văn bản và có thể dịch sát ý và chính xác hơn.

Khác nhau về đối tượng, hình thức làm việc

Đây cũng là một trong những yếu tố để bạn có thể xác định được biên dịch và thông dịch khác nhau như thế nào. Cụ thể như sau:

Biên dịch

Những thông tin mà biên dịch sẽ nhận để thực hiện biên dịch thường sẽ bao gồm:

  • Các loại văn bản, tài liệu.
  • Các loại hồ sơ công chứng, hồ sơ lao động, hồ sơ ký kết hợp tác.
  • Các loại file dạng word, PDF,…
  • Các loại file đa phương tiện.
  • Nội dung của website, phụ đề video/phim, bản in.

Thông dịch

Với thông dịch, bạn sẽ làm việc với nhiều loại hình khác nhau. Tuy vậy, 4 loại hình sau đây được xem là phổ biến nhất. Bao gồm:

  • Dịch đuổi – dịch nối tiếp

Consecutive interpreting – dịch nối tiếp là hình thức người thông dịch cần phải dịch ngay sau khi câu nói hoặc đoạn hội thoại được nói ra để người khác có thể nghe hiểu được. Một buổi dịch nối tiếp sẽ mất rất nhiều thời gian. Trung bình, thông dịch sẽ cần từ 2/3 – 3/4 thời gian của người nói.

Người thực hiện dịch đuổi phải có trí nhớ tốt trong thời gian ngắn, khả năng ghi chú, sắp xếp dữ liệu nhanh chóng, linh hoạt. Dịch đuổi thường được sử dụng trong các buổi họp báo, phỏng vấn, thuyết trình, đào tạo nhân lực, giao dịch thương mại,…

Thông dịch nối tiếp là hình thức thông dịch khá phổ biến
  • Thông dịch song song

Simultaneous interpreting hay còn được gọi là dịch cabin, đây được xem là cấp độ khó nhất khi thực hiện phiên dịch. Người làm thông dịch sẽ ngồi ở cabin cách âm, nghe đoạn hội thoại cần dịch qua thiết bị âm anh, sau đó sẽ dịch song song sang ngôn ngữ khác vào micro để người nghe hiểu.

Với hình thức này, người làm thông dịch phải có kinh nghiệp phong phú, có khả năng ứng biến nhanh nhẹn, trình độ ngoại ngữ cao. Hình thức này thường được sử dụng trong hội nghị, hội thảo, truyền hình trực tiếp, họp cổ đông,…

  • Dịch tiếp sức

Relay interpretation – dịch tiếp sức là hình thức tương tự với dịch cabin. Tuy nhiên, hình thức này sẽ phức tạp hơn. Thông dịch viên sẽ cần thực hiện dịch nhiều hơn 2 ngôn ngữ.

Để thực hiện hình thức này, thông dịch viên cần phải có khả năng ứng biến tốt, có thể dịch thành thạo ít nhất 2 ngôn ngữ khác ở trình độ cao. Dịch tiếp sức sẽ thường gặp ở các hội nghị cấp cao, hội nghị chuyên đề, hội nghị thượng đỉnh, tọa đàm,…

  • Thông dịch thầm

Whispered interpreting cũng là loại thông dịch tương tự so với dịch cabin. Với loại hình này, người thông dịch sẽ thực hiện dịch một loại ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ khác cho nhóm ít người nghe hơn. Đặc biệt họ sẽ phải nói nhau và thì thầm vào tai người nghe.

Để thực hiện thông dịch với hình thức này, người dịch sẽ cần phải có sự tập trung cao độ cũng như quá trình lắng nghe một cách cẩn thận. Dịch thầm thường được sử dụng trong các buổi đàm phán, ký kết hợp đồng, buổi tố tụng,...

Sự khác nhau giữa thông dịch và biên dịch về mức lương

Trên thực tế thì mức lương của cả hai vị trí này sẽ tương tự nhau. Tuy vậy, sẽ có sự khác biệt về hình thức tính cũng như mức thu nhập đối với cả hình thức làm việc fulltime và hình thức làm việc part time. Cụ thể như sau:

Mức thu nhập của biên dịch

Mức lương trung bình tham khảo của vị trí này theo hình thức toàn thời gian dao động từ 9.300.000 - 18.600.000 đồng/tháng. Ngoài ra sẽ bao gồm các khoản thưởng hiệu suất, phụ cấp theo quy định của doanh nghiệp. 

Đối với những bạn làm việc theo hình thức part time, trung bình sẽ nhận được khoản thù lao từ 250.000 - 500.000 đồng/văn bản, tài liệu, video. Có thể kiếm thêm được khoảng từ 5.000.000 đồng/tháng.

Mức lương của thông dịch

Mức thu nhập trung bình tham khảo của vị trí này cao hơn so với vị trí biên dịch. Trung bình từ 13.900.000 - 23.200.000 đồng/tháng.

Đối với hình thức part time, bạn có thể nhận được thù lao giữa theo giờ, ngày hoặc tháng. Trung bình có thể kiếm được từ 500.000 - 1.000.000 đồng/ngày thực hiện thông dịch.

Một số đặc điểm khác nhau khác

Bên cạnh những yếu tố trên thì khác nhau của biên dịch và thông dịch sẽ thể hiện thêm ở một số đặc điểm sau đây:

  • Công cụ hỗ trợ: Thông dịch thường không có thời gian sử dụng công cụ, trong khi đó biên dịch có thể sử dụng các loại từ điển hoặc công cụ khác để hỗ trợ.
  • Số người tham gia: Thông dịch thường làm việc độc lập, biên dịch có thể làm việc lập hoặc theo đội nhóm.
  • Thời gian dịch thuật: Quá trình biên dịch thường sẽ có thời gian lâu hơn so với quá trình thực hiện thông dịch.

Nên làm biên dịch hay phiên dịch?

Vậy nên lựa chọn làm biên dịch hay phiên dịch? Có được câu trả lời chính xác bạn cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như:

  • Dựa vào tính cách cá nhân: Thông dịch phù hợp với những bạn hướng ngoại và thích đi lại, yêu gặp gỡ. Biên dịch phù hợp hơn với những bạn có tính cách hướng nội.
  • Dựa vào mục tiêu: Thông dịch thường sẽ phù hợp với những bạn muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp, đang đối thoại và nói ngoại ngữ của mình. Trong khi đó, biên dịch sẽ phù hợp hơn với những bạn muốn cải thiện được kỹ năng ngữ pháp, khả năng viết ngoại ngữ.

 

Bạn nên lựa chọn công việc dựa vào nhiều yếu tố khác nhau

Tham khảo thêm: Cơ hội việc làm biên/phiên dịch với mức lương hấp dẫn

Trên đây là những thông tin liên quan đến biên dịch và thông dịch. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về biên dịch và thông dịch khác nhau như thế nào. Nếu bạn đang tìm kiếm những công việc liên quan đến 2 vị trí này, hãy truy cập ngay vào TopCV. Bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với những việc làm hấp dẫn hơn.



source https://www.topcv.vn/bien-dich-va-thong-dich-khac-nhau-nhu-the-nao