Sinh viên ngày nay rất năng động không những học tập tốt còn muốn kiếm thêm công việc để tích lũy kinh nghiệm và kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Vậy nhưng không ít bạn bị từ chối khi đi xin việc. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này nhưng rất có thể là do đơn xin việc bạn viết. Bài viết dưới đây hãy cùng TopCV tìm hiểu cách viết cv cho sinh viên mới ra trường làm sao để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé.

Vai trò của CV xin việc đối với sinh viên

Trong rất nhiều giấy tờ dùng để xin việc, CV giúp bạn giới thiệu năng lực cũng như các thông tin đắt giá đến nhà tuyển dụng. Qua CV nhà tuyển dụng có thể đánh giá sơ bộ về năng lực của bạn, xem bạn có phù hợp với vị trí mà công ty đang cần tuyển dụng. Hơn nữa trước khi có cơ hội gặp nhà tuyển dụng ở buổi phỏng vấn, CV giúp bạn để lại ấn tượng ban đầu.

Vai tro cua CV xin viec doi voi sinh vien
Vai trò của CV xin việc đối với sinh viên

Thực tế cho thấy không ít doanh nghiệp tuyển dụng có vòng hồ sơ, nếu có một chiếc cv cho sinh viên mới ra trường đủ ấn tượng bạn sẽ được gặp nhà tuyển dụng ở buổi phỏng vấn. CV xin việc cho sinh viên vì thế có vai trò quan trọng sau đây:

Là công cụ tiếp thị cho ứng viên  

Ở thời đại mà mọi thứ đều đang theo xu hướng Marketing hóa, trong cách viết CV cho sinh viên mới ra trường nhiều người cho rằng bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được các thông tin như: thành tích, kỹ năng làm việc, phẩm chất đạo đức của bạn. Bên cạnh đó không thể bỏ qua đó là những lợi ích sau khi nhà tuyển dụng nhận bạn vào công việc đang tuyển.

Nếu bạn chịu khó đầu tư theo các mẫu cv dành cho sinh viên mới ra trường vừa ấn tượng vừa chỉn chu chắc chắn sẽ thu hút nhà tuyển dụng hơn. Ngoài ra bạn có thể thay đổi CV một cách sáng tạo, mới lạ theo ý kiến của bạn để khẳng định bản lĩnh, cá tính cũng như sự tự tin của mình.

Sự phù hợp của ứng viên với công việc

Cuộc sống luôn thay đổi và yêu cầu của nhà tuyển dụng với các vị trí cũng thay đổi theo thời gian. Do đó bạn cần làm mới CV xin việc đơn giản cho sinh viên của mình để phù hợp với mỗi công việc ứng tuyển.

Ví dụ bạn ứng tuyển làm phóng viên, công việc liên quan đến viết lách, cần bạn đi lại nhiều. Do vậy bạn phải thể hiện được sự sáng tạo, năng động của bản thân qua việc thiết kế CV, trình bày nội dung sao cho thật hài hòa.

Nếu bạn ứng tuyển vị trí kế toán thì hãy trình bày CV tỉ mỉ, chi tiết nhất để nhà tuyển dụng thấy bạn thích hợp với vị trí này và nên chọn bạn. Ngoài ra việc chăm chút, hoàn thiện cv mẫu cho sinh viên mới ra trường  sao cho phù hợp với bản thân bạn chứ không chỉ là sao chép trên Internet cho thấy được niềm đam mê và sự nghiêm túc của bạn với công việc.

Sự phù hợp của ứng viên với công việc
Sự phù hợp của ứng viên với công việc

CV xin việc đơn giản cho sinh viên có vai trò đặc biệt quan trọng khi đi xin việc nhưng không phải nhà tuyển dụng nhận bạn ngay chỉ vì CV bạn gửi. Do vậy bạn cần trau dồi các kỹ năng, rèn luyện bản thân, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm liên quan tới công việc để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và sự kỳ vọng của nhà tuyển dụng với bạn.

Đặc biệt với sinh viên mới ra trường chưa biết viết CV sao cho ấn tượng, độc đáo có thể tham khảo các mẫu cv xin việc cho sinh viên mới ra trường ở các trang web nổi tiếng về việc làm như TopCv.

Lỗi sai thường gặp khi viết cv cho sinh viên mới ra trường

Ngoài những lưu ý về nội dung, hình thức của các cv xin việc đơn giản cho sinh viên cũng cần được chú trọng đặc biệt. Cụ thể bạn nên tránh mắc phải các sai lầm dưới đây:

Trình bày quá dài dòng

Bạn đừng nghĩ rằng CV càng dài càng giúp nhà tuyển dụng có nhiều thông tin. Thực tế cho thấy CV dài dòng khiến người đọc càng khó tiếp nhận thông tin. Nếu là người viết CV chuyên nghiệp bạn chỉ nên gói gọn các thông tin cá nhân, kinh nghiệm, kỹ năng trong 2 trang giấy để nhà tuyển dụng dễ dàng thấy được những thông tin quan trọng nhất về bạn.

Hãy chứng tỏ cho họ thấy bạn biết thông tin nào quan trọng và cần thiết để trình bày cho nhà tuyển dụng.

Lỗi sai thường gặp khi viết cv cho sinh viên mới ra trường
Lỗi sai thường gặp khi viết cv cho sinh viên mới ra trường

Thiếu số liệu chứng minh

Trong CV của bạn buộc phải có tính liên kết, tức là ngoài việc thể hiện rằng các thông tin có liên quan đến vị trí ứng tuyển bạn cần ghi rõ các số liệu, thông tin dẫn chứng, người tham chiếu để dễ dàng thuyết phục nhà tuyển dụng

Cần cẩn thận khi viết CV để tránh các lỗi cơ bản

Lỗi font chữ

Font chữ quá nhỏ hoặc không rõ ràng cũng là một lỗi khá phổ biến khi viết CV xin việc. Nhiều trường hợp do có quá nhiều hồ sơ nên nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian để đọc. Bởi vậy nếu như font chữ không rõ ràng gây mất thời gian của nhà tuyển dụng có thể làm bạn mất đi cơ hội.

Do đó hãy đảm bảo rằng bạn đã chọn được một font chữ dễ nhìn, vừa đủ và khi xem CV của bạn nhà tuyển dụng có thể thấy ngay được nội dung.

Sai chính tả

Đây là lỗi rất nhỏ khi viết CV xin việc nhưng nó có thể khiến nhà tuyển dụng đánh rớt bạn ngay từ vòng hồ sơ. Qua CV xin việc, đặc biệt là viết đúng chính tả như ngữ pháp, nhà tuyển dụng có thể đánh giá xem bạn có phải người cẩn thận, tỉ mỉ không. 

Vì thế muốn ghi điểm với nhà tuyển dụng, trước khi gửi CV bạn hãy kiểm tra lại CV thêm một lần nữa nhé.

Cách viết cv cho sinh viên mới ra trường đơn giản nhất

Để tạo được một CV cho sinh viên mới ra trường hay và ấn tượng bạn cũng cần lưu ý đến các vấn đề sau đây:

Phần thông tin cá nhân

Trong mỗi CV phần thông tin cá nhân là phần đầu tiên cũng là cơ bản trong CV xin việc cho sinh viên mới ra trường. Ở phần này bạn cần cung cấp những thông tin liên quan tới bản thân một cách trung thực. Hãy chuẩn bị thêm một bức ảnh chân dung 3x4, không cần nghiêm túc quá nhưng cần rõ mặt, lịch sự. 

Bạn nên chèn ảnh vào góc trái của CV. Ngoài ra bạn cần đề cập thêm một số thông tin cơ bản khác như: năm sinh, họ tên, số điện thoại, email, địa chỉ nơi ở,… Căn cứ vào các thông tin này nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn khi có nhu cầu.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách trình bày điểm mạnh điểm yếu của bản thân trong CV

Phần mục tiêu nghề nghiệp

Nếu bạn là sinh viên chưa ra trường hoặc mới ra trường thì ở phần mục tiêu nghề nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn bạn đừng viết kiểu phóng đại quá. Đừng đặt những mục tiêu kiểu xa vời quá như: CEO của doanh nghiệp nào đó hay Trưởng phòng kinh doanh,… Ở phần này bạn chỉ cần nói ngắn gọn về những điều bạn muốn học hỏi, tìm hiểu và tích lũy kinh nghiệm cho công việc về sau.

Ví dụ, mục tiêu nghề nghiệp bạn có thể viết là:

Mong muốn trở thành nhân viên ưu tú của công ty với những cống hiến hết mình.

Được làm việc trong một môi trường ổn định, gắn bó lâu dài, thăng tiến hơn nữa ở công ty. Phấn đấu vào vị trí Trưởng phòng kinh doanh sau 3 năm làm việc.  

Phần trình độ học vấn

Ở phần trình độ học vấn trong CV bạn chỉ cần cung cấp thông tin về đơn vị đào tạo nơi bạn theo học. Ví dụ trường Trung cấp, Đại học, Cao đẳng,… Có những CV xin việc, các bạn sinh viên đưa cả quá trình học tập từ nhỏ đến nay nhưng điều đó thực sự không cần thiết. 

Nếu cần bạn hãy ghi rõ chuyên ngành theo học hay các đề tài nghiên cứu, dự án cấp khoa, cấp trường mà bạn đã tham dự. Tuy nhiên các dự án này phải liên quan tới công việc bạn đang ứng tuyển nhé.

Cách viết cv cho sinh viên mới ra trường đơn giản nhất
Cách viết cv cho sinh viên mới ra trường đơn giản nhất

Phần kinh nghiệm làm việc

Trong CV xin việc đơn giản cho sinh viên, tại phần kinh nghiệm làm việc vì chưa tốt nghiệp nên bạn nghĩ không có kinh nghiệm là chưa đúng đâu  nhé. Không ít các bạn sinh viên vẫn có kinh nghiệm dày dạn ở các vị trí công việc khác nhau. Khi ấy bạn có thể liệt kê theo trình tự thời gian bạn đã tham gia các công việc trước đó. Ngoài vị trí công việc bạn có thể chỉ rõ trách nhiệm và nhiệm vụ trong công việc đó, những thành tích đáng kể.

Nếu từng trải qua nhiều công việc hãy chọn ra các công việc liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển. Trường hợp thiếu kinh nghiệm  bạn cũng đừng quá lo lắng. Ở phần này bạn hãy liệt kê vào các hoạt động cộng đồng, tình nguyện hoặc các công việc đơn giản hơn như: ship hàng, phát tờ rơi,… Từ các hoạt động đó bạn cũng có thể cho nhà tuyển dụng biết nó có ý nghĩa gì với công việc bạn ứng tuyển. Ví dụ bạn có thêm kỹ năng giao tiếp, tổ chức, lên kế hoạch,…

Bạn cũng cần chú ý đừng liệt kê những công việc mà bạn làm trong thời gian ngắn dưới 6 tháng, trừ các khóa  kiến tập, thực tập.

Phần thành tích, giải thưởng

Nếu có chứng chỉ gì hoặc giải thưởng trong quá trình học tập, bạn có thể nhận được điểm cộng lớn từ nhà tuyển dụng. Ví dụ  chứng chỉ năng lực tiếng Trung bạn đã đạt được nếu công việc bạn ứng tuyển là nhân viên bán hàng đặc sản tiếng Trung hoặc đề cập tới chứng chỉ hoàn thành khóa học nấu ăn  cho công việc đầu bếp, phụ bếp,…

Ở phần giải thưởng và thành tích nếu bạn có thành tích lớn khi nghiên cứu ví dụ giải thưởng khi thi thuyết trình bằng tiếng Anh, hay giải thưởng kỹ năng sư phạm. Nếu không có giải thưởng hoặc không tham gia cuộc thi nào bạn hãy bỏ qua mục này.

Ví dụ về cách viết giải thưởng, thành thích cụ thể như sau:

Về giải thưởng:

Sinh viên giỏi 2 năm liền tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Thành viên tích cực tại câu lạc bộ nhà quản trị tương lai, tham gia đội hiến máu tình nguyện.

Chứng chỉ:

Chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A

Chứng chỉ đào tạo quản lý tại trung tâm kỹ năng CV 

Chứng chỉ tiếng Anh giao tiếp trình độ B1

Bằng các giải thưởng, chứng chỉ cũng như thành tích nhận được để giới thiệu với nhà tuyển dụng cách mà bạn được công nhận về thành tích học tập. Có thể là giải thưởng, học bổng, sự công nhận khác cho thấy bạn đã vươn lên dẫn đầu. Đừng ngại, giải thưởng, học bổng giúp bạn khác biệt với những ứng viên khác.

Phần sở thích cá nhân

Qua mục sở thích trong CV xin việc cho sinh viên mới ra trường nhà tuyển dụng có thể đánh giá rõ ràng hơn về cá tính, phẩm chất của bạn xem có phù hợp với môi trường làm việc của họ hay không.

Một ví dụ dễ hiểu để bạn thấy được là: Nếu công việc làm thêm mà bạn muốn ứng tuyển là cộng tác viên viết bài. Bạn có thể thêm vào sở thích đọc sách, viết Blog cá nhân. Như vậy sẽ giúp bạn có lợi thế hơn những ứng viên còn lại.

Một số phần khác

Ngoài những phần kể trên nếu cảm thấy cần thiết và phù hợp với bản thân bạn có thể thêm vào các phần sau đây:

Người tham chiếu

Không ít sinh viên thắc mắc không biết phần này có cần thiết và quan trọng không. Đây là mục để bạn cung cấp thông tin về cách liên hệ với người trực tiếp quản lý bạn trước đây. Mục này giúp nhà tuyển dụng và doanh nghiệp dùng làm căn cứ đối chiếu, kiểm tra tính tin cậy cũng như độ xác thực của bạn khi kê khai mục trong CV.

Bạn nên nhờ những người có uy tín, có học vị hay cấp trên xác nhận thông tin cho bạn. Về thông tin người tham chiếu bạn nên ghi đầy đủ họ tên, số điện thoại, email. Bạn không nên nêu sai thông tin của người tham chiếu.

Trường hợp nếu chưa từng làm công việc nào trước đây bạn có thể bỏ qua mục này trong CV xin việc của mình.

Hoạt động ngoại khóa

Nếu mới ra trường học chưa có nhiều kinh nghiệm để trình bày trong CV mục hoạt động ngoại khóa sẽ càng quan trọng hơn vì nó thể hiện sự năng động cũng như tiềm năng của bạn. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao các ứng viên nhiệt tình, năng nổ, giàu lòng nhân ái.

Bạn nên liệt kê các hoạt động thiện nguyện, cộng đồng. Bạn cũng nêu vai trò, trách nhiệm của mình trong những hoạt động ấy. Ngoài ra bạn không nên liệt kê những hoạt động giải trí cá nhân theo sở thích.

Kỹ năng của ứng viên

Không ít nhà tuyển dụng đặc biệt chú trọng và đánh giá kỹ năng của ứng viên xem có phù hợp với vị trí mình ứng tuyển không, qua các kỹ năng để đánh giá trình độ, khả năng xem có thể đáp ứng được yêu cầu công việc không.

Để biết cách tạo CV cho sinh viên mới ra trường bạn có thể tìm hiểu rõ hơn qua TopCv.vn. Tại đây không những có các mẫu CV chuẩn nhất, chuyên nghiệp nhất mà còn có những  hướng dẫn cụ thể về cách viết CV.

Cần khéo léo trình bày các mục trong CV xin việc cho sinh viên
Cần khéo léo trình bày các mục trong CV xin việc cho sinh viên

>>> Xem thêm: CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp nên viết như thế nào?

Tạo CV xin việc cho sinh viên mới ra trường siêu chất tại TopCV

Hiện nay nhiều bạn trẻ biết đến TopCV như công cụ tạo CV online chất lượng, độc đáo hàng đầu ở Việt Nam. Khi truy cập vào trang web bạn có thể thấy hàng trăm mẫu CV online và thoải mái tạo được CV đẹp phù hợp với ngành nghề cũng như nhu cầu của mình. Đặc biệt TopCV cũng gợi ý cho bạn những thiết kế sáng tạo và ấn tượng.

Để tạo CV online bạn hãy truy cập vào địa chỉ: https://www.topcv.vn/login rồi thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Nếu chưa có tài khoản hãy đăng ký, nếu có rồi bạn hãy đăng nhập vào. Giống như các trang web khác, muốn tạo CV online trước tiên bạn cần đăng nhập hệ thống.

Bước 2: Chọn mẫu CV: với hàng trăm mẫu CV với thiết kế đẹp mắt bạn có thể chọn mẫu ưng ý nhất và tạo CV. CV sẽ được phân loại theo ngành nghề và bạn có thể lựa chọn ngôn ngữ cho phù hợp, ví dụ tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật hay tiếng Trung.

>>> Xem thêm: Chia sẻ mẫu CV dành cho sinh viên mới ra trường hoàn hảo nhất 

Có nên tạo CV tại TopCV?

Các mẫu CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm này có thể phù hợp với nhiều đối tượng như CV cho sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, CV xin việc cho người đã có kinh nghiệm. Bạn nhớ chọn ngôn ngữ trước sau đó mới bắt đầu thêm nội dung cho CV. 

Ưu điểm của cách tạo CV bằng công cụ online này là giúp bạn thoải mái lựa chọn mẫu CV mà không mất thời gian thiết kế. Chính vì thế TopCV là công cụ được nhiều ứng viên từ sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm đến những người đã từng đi làm và có nhiều kinh nghiệm nhưng ít thời gian muốn thiết kế CV nhanh chóng, sáng tạo, ấn tượng.

Với những thông tin được TopCV chia sẻ trên đây chắc chắn có thể giúp các bạn hình dung rõ hơn về cách viết CV cho sinh viên mới ra trường. Đồng thời với ứng dụng tạo CV online tiện lợi của TopCV chắc chắn sẽ giúp bạn tạo ra được những mẫu CV độc đáo, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và tìm được cho mình một công việc như ý. Hãy truy cập TopCV ngay hôm nay nếu bạn muốn tìm thấy những việc làm hấp dẫn cùng mức thu nhập trong mơ nhé. TopCV sẽ đồng hành cùng bạn trên con đường tìm việc làm, chúng tôi tự hào vì đã kết nối rất nhiều nhà tuyển dụng với những ứng viên tiềm năng, nhiều ứng viên đã tìm thấy những việc làm không chỉ phù hợp với năng lực và mong muốn của ứng viên. 



source https://www.topcv.vn/huong-dan-viet-cv-cho-sinh-vien-moi-ra-truong