Nhiều người nói rằng CEO được ví như linh hồn của doanh nghiệp. Sự phát triển của doanh nghiệp ở mức độ nào phụ thuộc rất nhiều ở năng lực của CEO. Vậy CEO là gì? Vai trò, nhiệm vụ của CEO? Cần những kỹ năng hay tố chất gì để trở thành CEO giỏi? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của TopCV để có được những thông tin hữu ích về vấn đề này nhé.

CEO là gì?

Vậy CEO nghĩa là gì? CEO viết tắt của từ gì? Đây là cách viết tắt từ tiếng Anh của Chief Executive Officer, nghĩa là giám đốc điều hành với trách nhiệm thực hiện các chính sách của hội đồng quản trị. Đây cũng là chức vụ điều hành cấp cao nhất trong mỗi tổ chức, tập đoàn. CEO có quyền quyết định tối cao ở mọi vấn đề trong doanh nghiệp.

CEO la gi
CEO là gì?

CEO cần đảm bảo lãnh đạo doanh nghiệp, duy trì nhận thức về yếu tố cạnh tranh cả bên trong, bên ngoài cũng như cơ hội mở rộng thị trường, khách hàng, phát triển, tiêu chuẩn ngành mới. Đồng thời đưa ra các quyết định khó khăn dựa vào giá trị, nhu cầu của doanh nghiệp.

Vai trò và trách nhiệm của một CEO là gì?

Trong mỗi doanh nghiệp, CEO đảm nhận trách nhiệm và các vai trò cụ thể như:

Liên lạc, kết nối với các cổ đông

Căn cứ vào quy mô của tổ chức CEO báo cáo cho Hội đồng quản trị về các vấn đề của doanh nghiệp. Nếu CEO cũng là người sáng lập hoặc là chủ sở hữu cổ đông, khi ấy hội đồng quản trị có vai trò tư vấn thêm cho CEO.

Đưa ra chiến lược ngắn hạn và dài hạn cho sự phát triển của công ty

Tầm nhìn chiến lược là yếu tố quan trọng và cần thiết với bất cứ doanh nghiệp nào. Bởi vậy mỗi CEO cần có tầm nhìn tương lai để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.

CEO giữ nhiều vai trò trong doanh nghiệp
CEO giữ nhiều vai trò trong doanh nghiệp

Kiến tạo và thực thi tầm nhìn và chiến lược của công ty

Khi thị trường biến đổi không ngừng, nếu CEO có tầm nhìn sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng. Tầm nhìn đồng nhất giúp các mục tiêu và giá trị cốt lõi ban đầu của doanh  nghiệp vẫn được giữ vững. Qua đó hướng các hoạt động của doanh nghiệp tới mục tiêu dài hạn sau này.

Nắm bắt và đánh giá năng lực của các nhân tố quan trọng trong công ty

Khi có nhu cầu tuyển dụng nhân sự, CEO sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình này giúp đảm bảo chất lượng nhân sự các cấp và đưa ra quyết định đúng đắn để giữ chân nhân tài.

Với các công việc cụ thể sau này CEO trực tiếp làm việc với các trị trí, ngược lại họ có nhiệm vụ cố vấn, báo cáo công việc cho CEO ở các lĩnh vực chuyên môn như:

  • Giám đốc tài chính (CFO)
  • Giám đốc marketing (CMO)
  • Giám đốc vận hành (COO)

Nắm bắt được tình hình thị trường, cơ hội phát triển

Với các quyết định quan trọng của doanh nghiệp, CEO là người đưa ra cố vấn cho hội đồng quản trị vì đã nắm rõ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng như biến động của thị trường.

Là đại sứ, đại diện cho thương hiệu của công ty

Ở những sự kiện, hội thảo của ngành hàng CEO là người đại diện thương hiệu đi tham dự. Các hoạt động này giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh, hơn nữa còn giúp CEO tăng khả năng lãnh đạo.

CEO cần nhạy bén nắm bắt các cơ hội
CEO cần nhạy bén nắm bắt các cơ hội 

CEO thay mặt doanh nghiệp tham gia hoạt động xã hội như: đóng góp, gây quỹ từ thiện tại địa phương hoặc cấp quốc gia.

>>> Có thể bạn quan tâm: CEO là gì? Những yêu cầu cơ bản đối với CEO

Nhận định, đánh giá rủi ro công ty phải đối mặt, đưa ra giải pháp để giảm thiểu

Ngoài việc điều hành, giám sát hoạt động kinh doanh, CEO còn cần đảm bảo doanh nghiệp phát triển không ngừng và cần thực hiện một số công việc như:

  • Đưa ra dự báo tương lai
  • Phân tích thị trường
  • Đưa ra chiến lược mở rộng kinh doanh
  • Phân tích ngành hàng

Khi nền kinh tế đang từng bước thay đổi doanh nghiệp nào cũng cần hiểu rõ vị thế của mình đồng thời cần tư duy đổi mới, sáng tạo. Bất cứ doanh nghiệp nào không chịu thay đổi đều có thể bị đào thải. CEO sẽ là người tạo chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp.

Đề ra mục tiêu thực tế, dễ hiểu cho toàn bộ công ty

Ở mỗi giai đoạn khác nhau doanh nghiệp sẽ cần hướng đi khác nhau. Do đó CEO cần xây dựng, triển khai các kế hoạch kinh doanh, đưa ra các mục tiêu phù hợp qua từng giai đoạn phát triển, đề xuất các ý kiến nhằm cải thiện hoạt động của doanh-nghiệp.

Sự khác biệt giữa CEO và COO

CEO và COO là hai chức vụ khác nhau của doanh nghiệp, để so sánh sự khác nhau giữa họ cần hiểu được CEO là gì? Đây là giám đốc điều hành hay Tổng giám đốc điều hành, là chức vụ cao nhất trong doanh nghiệp.

CEO quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp
CEO quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp 

Điểm khác nhau cơ bản của 2 vị trí này là vai trò của họ trong doanh nghiệp. Trong khi CEO giữ vị trí điều hành cả doanh nghiệp thì COO là giám đốc phụ trách điều hành, hỗ trợ cho CEO trong công tác nội bộ, nói cách khác COO chính là cấp dưới của CEO.

>>> Xem thêm: CEO là gì? Những yêu cầu cơ bản đối với CEO

Bạn có thể hiểu rõ hơn về 2 vị trí này qua bảng so sánh:

CEO COO
- Giám đốc điều hành còn có tên gọi khác là Tổng giám đốc.
- Có vai trò quan trọng nhất, quyết định đến thành công của doanh nghiệp nhờ vào khả năng của CEO.
- Bất kỳ doanh nghiệp nào đều phải có CEO, đây là linh hồn của mỗi doanh nghiệp.
- COO là chức vụ nhỏ hơn CEO, thường làm việc với các cán bộ cấp cao khác trong doanh nghiệp.
- Chức vụ này có thể có hoặc không tùy quy định của doanh nghiệp.
- COO là cánh tay phải đắc lực cho CEO.

Những tố chất để trở thành một CEO thành công

Để mang tới thành công cho doanh nghiệp CEO cần có các tố chất sau đây:

Tầm nhìn chiến lược xa, nắm rõ mục tiêu của doanh nghiệp

CEO trong thời đại công nghệ 4.0 cần có tầm nhìn chiến lược, hiểu được rõ về doanh nghiệp của mình cũng như các mục tiêu trong tương lai. Có khả năng phân tích thị trường từ đó chọn được hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp.

Tư duy sáng tạo cho doanh nghiệp phát triển

Ý tưởng cho các dự án của doanh nghiệp cần phải có sự khác biệt mới phát triển bền vững được. Là “linh hồn” của doanh nghiệp, CEO cần hiểu rõ nếu như không đổi mới các loại hình kinh doanh cũng như các sản phẩm, thương hiệu, doanh nghiệp có thể bị thụt lùi lại giữa rất nhiều thương hiệu lớn nhỏ trên thị trường.

Một trong những tố chất không thể thiếu là sự sáng tạo
Một trong những tố chất không thể thiếu là sự sáng tạo 

Thế nhưng bất kỳ sự sáng tạo nào cũng cần hướng đến mục tiêu nâng cao trải nghiệm cho khách hàng. Cần phải coi khách hàng là đối tượng trung tâm cho các chiến lược kinh doanh.

Nắm vững kiến thức chuyên ngành, biết truyền cảm hứng

CEO của mỗi doanh nghiệp cũng là ngọn đuốc mang tới nguồn cảm hứng làm việc cho nhân viên. Một trong những trách nhiệm của giám đốc điều hành là tìm kiếm đồng nghiệp luôn có tư duy tích cực, vì sự phát triển của doanh nghiệp.

Hơn nữa giám đốc điều hành cũng cần lãnh đạo nhân viên của mình, mang đến nguồn cảm hứng làm việc nhằm nâng cao hiệu suất công việc.

Hơn ai hết CEO cần phải hiểu được triết lý: Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau.” Không ai bị bỏ lại để đương đầu với sóng gió một mình và không có chiến thắng nào của riêng ai. CEO cũng giống như người làm vườn tận tâm gieo mầm xanh hy vọng vào tương lai cho mỗi nhân viên cũng như cho chính doanh nghiệp của mình.

Để gây dựng nên một doanh nghiệp hùng mạnh, giám đốc điều hành cần cổ vũ, truyền cảm hứng cho mỗi cá nhân với các buổi học hỏi, khen thưởng cho các nhân viên xuất sắc, tổ chức đánh giá năng lực định kỳ hoặc phong trào thi đua trong tổ chức.

Thống nhất, rạch ròi trong công việc

CEO là công việc đòi hỏi bạn không những cần có khả năng, tố chất mà cần có tâm lý vững vàng để thống nhất và rạch ròi trong công việc, tránh sự mập mờ, khó hiểu. Có như vậy mới có thể đạt được hiệu quả cao trong công việc và đưa doanh nghiệp đến thành công.

Biết phân quyền và tạo liên kết

CEO cần biết phân quyền cho nhân viên của mình tùy vào khả năng cũng như trách nhiệm của họ. Đồng thời cũng phải tính toán tránh trường hợp phân quyền quá ít hoặc can thiệp quá chi tiết, quá sâu vào công việc của các phòng ban, cấp dưới, đặc biệt là các CEO chưa nhiều kinh nghiệm.

Ngoài ra CEO cũng cần kiểm soát nội bộ tốt nhằm có mối liên kết với nhân viên qua các quy trình, chính sách, CEO cần duy trì hệ thống thông tin quản trị thích hợp, xuyên suốt  giúp các cấp đưa ra được quyết định sáng suốt nhất.

Phân biệt khái niệm chủ tịch hội đồng quản trị, chủ sở hữu công ty và CEO

Rất nhiều người thắc mắc không biết Chủ tịch Hội đồng quản trị với chủ sở hữu công ty và CEO có mối liên hệ gì? Có phải là 1 không? Vậy bạn cần hiểu rõ về mỗi chức danh này để tránh nhầm lẫn.

Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ nắm quyền quản lý doanh nghiệp, cụ thể trong các công ty cổ phần. Người nãy cũng là đại diện pháp luật của công ty cổ phần, đại diện công ty cổ phần thực hiện quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch doanh nghiệp. Ngoài ra còn  đại diện cho nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi liên quan đến tòa án.

Bên cạnh đó chủ sở hữu doanh nghiệp có thể là pháp nhân, cá nhân, là người đứng tên trên giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, là người thành lập và điều hành doanh nghiệp với 3 quyền năng cơ bản của chủ sở hữu đó là chiếm hữu, dùng quyết định cũng tức là quyền thành lập, hoạt động cũng như giải thể doanh nghiệp.

Như đã nói CEO là giám đốc điều hành, sẽ thực hiện các chính sách của hội đồng quản trị. Đây cũng là chức danh điều hành cấp cao nhất trong doanh nghiệp hay các tổ chức lớn. CEO quyết định đến sự thành công của cả tổ chức và là người đưa ra quyết định cuối cùng trong doanh nghiệp.

Mức lương của CEO là bao nhiêu?

CEO là nghề gì? CEO cống hiến chất xám cho mục tiêu chung của doanh nghiệp và xứng đáng nhận mức lương cao theo cấp bậc. Mỗi lĩnh vực lương CEO có mức nhất định nhưng thường dao động trong khoảng từ 30 đến 140 triệu, thậm chí có công ty trả lương CEO lên tới vài trăm triệu.

Mức lương của CEO khá cao nhưng nhiệm vụ cũng nặng nề
Mức lương của CEO khá cao nhưng nhiệm vụ cũng nặng nề 

Tuy vậy với mức lương cao, các CEO cũng phải chịu áp lực và sức ép công việc lớn, có thể gấp 5-7 lần so với nhân viên bình thường. Thời gian làm việc vì thế cũng nhiều hơn.

Một ngày làm việc của CEO như thế nào?

Trung bình một ngày làm việc CEO sẽ làm việc một mình khoảng 6 tiếng. 10% còn lại dùng cho vấn đề cá nhân, 8% dùng cho việc di chuyển. Khoảng 56% thời gian còn lại sẽ tham gia các cuộc họp hoặc kế hoạch đã lên trước đó. Khoảng một phần ba số thời gian đó CEO dùng để đối thoại, giao tiếp.

Phòng ban phổ biến mà CEO thường làm việc cùng là phòng sản xuất, phòng tài chính, phòng marketing. Các cuộc họp thường xuyên nhất với đối tác là nhà cung cấp và khách hàng. Tuy nhiên trên đây chỉ là phân tích dựa trên số liệu trung bình, sự phân bố thời gian của mỗi CEO khác nhau.

>>> Tin liên quan: Tuyển tập những câu hỏi phỏng vấn Giám đốc điều hành

CEO học ngành gì?

Nhiều người thắc mắc không biết học ngành gì để trở thành CEO. Có thông tin cho rằng học quản trị kinh doanh có thể làm CEO. Vậy tại sao lại là ngành này mà không phải ngành khác? Đây có phải ngành học duy nhất giúp bạn trở thành CEO không?

Trước tiên, ngành quản trị kinh doanh không phải ngành duy nhất giúp bạn trở thành CEO. Ngày nay nhà tuyển dụng quan tâm chủ yếu là kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng chứ không phải bạn tốt nghiệp ngành nào.

Nguyên nhân khiến nhiều người cho rằng học ngành quản trị kinh doanh để trở thành CEO là bởi các CEO phần lớn đều có bằng chuyên ngành quản trị kinh doanh.

Khi theo học ngành này bạn có cơ hội được các kiến thức và kỹ năng trong một số lĩnh vực như: kinh tế, xã hội, văn hóa để trở thành giám đốc điều hành chuyên nghiệp. Qua đó bạn có thể hiểu được ý nghĩa cũng như vai trò của quản trị kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận cũng như sự phát triển của doanh nghiệp.

Ngoài các kiến thức về kinh tế, xã hội bạn cũng được học về triết lý kinh doanh, nguyên tắc hoạt động hay cách tổ chức bộ máy nhân sự của doanh nghiệp. Bên cạnh đó bạn cũng được học về cách xây dựng chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch, tìm ra các giải pháp cụ thể nhằm đưa doanh nghiệp phát triển hơn.

Vì sao CEO nên học ngành quản trị kinh doanh?

Khi theo học ngành này bạn sẽ biết cách tự học hỏi, không ngừng trau dồi các kiến thức mới cũng như xu hướng kinh doanh hiện nay. Từ đó nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng của bản thân: khả năng phán đoán, phân tích, tư duy,…

Hơn nữa theo học quản trị kinh doanh cũng giúp bạn biết cách định vị bản thân đúng đắn, đánh giá được giá trị bản thân, đó cũng là nền tảng quan trọng mà CEO nào cũng cần có.

Nói chung học ngành nào cũng có thể trở thành CEO nhưng quản trị kinh doanh là ngành thích hợp nhất. Bởi theo học ngành này bạn sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ năng, kiến thức cũng như tố chất cần thiết để trở thành giám đốc điều hành.

Top 10 CEO trên thế giới

Bạn có thể tham khảo thông tin về top 10 nhà sáng lập nổi tiếng thế giới:

Bill Gates – CEO của Microsoft

Với tổng tài sản lên tới 105,3 tỷ đô la Mỹ (2019) Bill Gates là tỷ phú nổi tiếng với câu nói: Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.

Mark Zuckerberg – CEO của Facebook

Mark Zuckerberg  có tổng tài sản là 73,2 tỷ đô la Mỹ (2019). Ông có câu nói khá nổi tiếng khiến nhiều người thích thú đó là: Trong một thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng, lộ trình duy nhất đưa bạn đến thất bại là không dám mạo hiểm.

Jack Ma – CEO của Alibaba

Jack Ma  là tỷ phú nổi tiếng người Trung Quốc với tổng giá trị tài sản lên đến: 22,8 tỷ đô la Mỹ (2019). Nhiều người biết đến ông với câu nói nổi tiếng: Họ gọi tôi là Jack điên. Tôi nghĩ điên rồ là một điều tốt. Bởi chúng tôi điên chứ chúng tôi không ngốc.

Ông Jack Ma – CEO của Alibaba
Ông Jack Ma – CEO của Alibaba

Elon Musk – CEO của Tesla, SpaceX và Neuralink

Elon Musk là doanh nhân công nghệ người Mỹ gốc Nam Phi, hiện nay giá trị tổng tài sản của ông là : 22,8 tỷ đô la Mỹ (2019)

Ông có một câu nói nổi tiếng được nhiều người tâm đắc đó là: Nếu bạn thức dậy vào mỗi sáng và nghĩ rằng ngày mai sẽ là một ngày tươi sáng hơn, thì ngày hôm đó sẽ là một ngày tốt lành với bạn.

Sundar Pichai – CEO của Google

Sundar Pichai là doanh nhân người Mỹ gốc Ấn Độ, năm 2019 tổng tài sản của ông là gần 1 tỷ đô la Mỹ.

Ông có một câu nói hay đó là: Người ta hạnh phúc không phải vì mọi thứ trong đời đều ổn, người ta hạnh phúc bởi vì thái độ của mình đối với mọi thứ trong đời mình là đúng.

Ông Sundar Pichai – CEO của Google
Ông Sundar Pichai – CEO của Google

Tim Cook – CEO của Apple

Tim Cook  là nhà điều hành kinh doanh, kỹ sư công nghiệp, nhà từ  thiện người Mỹ, năm 2015, tổng giá trị tài sản của ông là: 1,3 tỷ USD.

Tim Cook có câu nói hay đó là: Tôi ngưỡng mộ Steve Jobs không phải vì những thứ ông đã nói hoặc đã làm được, mà bởi vì suy nghĩ của ông về cuộc sống và công việc. Bài học lớn nhất tôi học được từ Steve Jobs là cuộc sống như một cuộc hành trình, mà ngày nào cũng là ngày cuối cùng, và tôi đã thấy ông ấy sống như thế, như ngày cuối cùng của cuộc đời, mỗi ngày.

Jeff Bezos – CEO của Amazon

Jeff Bezos là doanh nhân, nhà tư bản công nghiệp, nhà đầu tư tài Mỹ, là nhà sáng lập công ty công nghệ đa quốc gia Amazon. Năm 2019 tổng tài sản của ông là: 114 tỷ đô la Mỹ.

Câu nói hay của ông là: Nếu bạn xây dựng được trải nghiệm tốt thì khách hàng sẽ kể cho nhau nghe về điều đó. Tin truyền miệng là thứ lan tỏa rất nhanh.

Jeff Bezos – CEO của Amazon
Jeff Bezos – CEO của Amazon

Robert Iger – CEO của Walt Disney

Robert Iger là chủ tịch và CEO của tập đoàn Walt Disney từ năm 2000. Năm 2009 ông lãnh đạo và giành được công ty giải trí Marvel Entertainment, khẳng định và mở rộng cho tên tuổi của Disney. Câu nói hay của ông là: Trái tim và tâm hồn của công ty chính là sự sáng tạo và đổi mới.

Aliko Dangote – CEO của Tập đoàn Dangote

Năm 2019, tổng tài sản của Dangote là: 10,6 tỷ đô la Mỹ, ông là người giàu nhất châu Phi, là thương nhân da đen thành công nhất thế giới.

Câu nói hay của ông được nhiều người biết đến đó là: Cố gắng hết sức để làm việc hết sức có thể để đạt được mục tiêu mới với mỗi ngày trôi qua. Đừng đi ngủ cho đến khi bạn đạt được điều gì đó hữu ích.

Michael Dell – CEO của Dell

Michael Dell  là nhà sáng lập tập đoàn Dell Inc, năm 2019 tổng tài sản của ông là: 22,7 tỷ đô la Mỹ.

Ông có câu nói hay đó là: Bạn không cần phải trở thành thiên tài hay người có tầm nhìn hoặc tốt nghiệp đại học thì mới được coi là thành công . Bạn chỉ cần có một nền tảng và có ước mơ.

Top 10 CEO ở Việt Nam

Dưới đây là top 10 CEO nổi tiếng tại Việt Nam:

Ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup

Năm 2013 ông được Tạp chí Forbes vinh danh ở vị trí 974 với giá trị tài sản là 1,5 tỷ USD. Phạm Nhật Vượng cũng là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam nằm trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2013 của Forbes.

Ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup
Ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet Air

Bà là người Việt Nam thứ 2 được Forbes công nhận là tỷ phú USD sau ông Phạm Nhật Vượng. Hiện bà là CEO của Vietjet Air, cổ đông sáng lập Sovico Holdings, Phó chủ tịch Thường trực HĐQT- HDBank, Chủ tịch Công ty địa ốc Phú Long, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Phú Gia, Chủ tịch HĐQT Công ty Sovico Ltd.

Ông Trần Bá Dương – Chủ tịch Thaco

Ông là người sáng lập, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần ô tô Trường Hải. Ông cũng được biết tới với tư cách là Tổng giám đốc của công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh.

Ông Trần Bá Dương – Chủ tịch Tập đoàn Thaco
Ông Trần Bá Dương – Chủ tịch Tập đoàn Thaco

Ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank

Cùng với ông Nguyễn Đăng Quang, ông Hồ Hùng Anh được tạp chí Forbes vinh danh năm 2019 với tài sản là 1,7 tỷ USD. Số tiền này chủ yếu từ cổ phần của ông ở Masan và Techcombank.

Ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát

Ông được Forbes công nhận là tỷ phú USD năm 2018 với tài sản lên đến 1,6 tỷ USD, xếp thứ 1756 của danh sách nhưng tới năm 2019 ông đã không còn ở trong danh sách này.

Ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát
Ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát

Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Tập đoàn Masan

Ông Nguyễn Đăng Quang lọt vào danh sách tỷ phú USD của Forbes vào tháng 3/2019 với tổng tài sản 1,3 tỷ USD, xếp thứ 1717.

Năm 2018 ông được Bloomberg ghi nhận là 1 trong 2 tỷ phú USD mới của khu vực Đông Nam Á năm 2018 với tài sản 1,2 tỷ USD.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ – CEO Tập đoàn Trung Nguyên

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ được Forbes Asia và National Geographic Traveller vinh danh là "Vua Cà phê Việt Nam".

Ngoài cà phê là sản phẩm truyền thống, Trung Nguyên cũng mở rộng đầu tư cả lĩnh vực du lịch với công ty Đầu tư Du lịch Đặng Lê với vốn điều lệ là 98 tỷ. Công ty chủ yếu hoạt động du lịch, lữ hành, hiện đang có khu nghỉ dưỡng Coffee Resort đạt tiêu chuẩn 3 sao đầu tiên tại Buôn Ma Thuột.

Ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai

Ông Đoàn Nguyên Đức  được Wall Street Journal đánh giá là 1 trong 30 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á năm 2011. Ông cũng là doanh nhân giúp thúc đẩy kinh tế tư nhân Việt Nam.

Năm 2008 và 2009 ông liên tiếp ở vị trí thứ nhất trong danh sách người giàu nhất Việt Nam. Năm 2012 ông ở vị trí thứ 2 sau ông Phạm Nhật Vượng tới giá trị tài sản lên đến 5.600 tỷ đồng.

Bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinamilk

Năm 2012, bà Mai Kiều Liên được Forbes vinh danh  là 1 trong 50 doanh nhân quyền lực nhất châu Á. Bà cũng là đại diện Việt Nam duy nhất có mặt tại top 50, ở vị trí số 25.

Năm 2012, Vinamilk đạt 23% tăng trưởng doanh thu với 1,3 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế tăng gần 40% đạt 280 triệu USD.

Bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinamilk
Bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinamilk

Bà Thái Hương - CEO BacABank

Liên tiếp 2 năm 2015 và 2016 bà Thái Hương nằm trong top 50 doanh nhân quyền lực nhất châu Á. Bà bắt đầu gây dựng TH True Milk năm 2008 đồng thời khi đó bà đang là Tổng giám đốc ngân hàng Bắc Á.

Sau 6 năm có mặt trên thị trường, dưới sự chèo lái của bà TH True Milk là một thương hiệu lớn của ngành sữa Việt Nam và vươn ra thị trường quốc tế. Năm 2017 bà rời ghế chủ tịch TH True Milk chọn làm CEO BacABank.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây của TopCV có thể giúp bạn hiểu rõ CEO là gì? Đồng thời qua đó bạn cũng thấy được để trở thành lãnh đạo của mỗi doanh nghiệp CEO cần có những tố chất đặc biệt. Hơn nữa cần không ngừng rèn luyện, trau dồi nhiều kỹ năng theo thời gian. Tất nhiên nếu đạt tới trình độ đó, mức lương của CEO đều rất đáng ngưỡng mộ. Nếu bạn có nhu cầu tìm việc làm lương cao có thể tham khảo trên trang TopCv nhé.



source https://www.topcv.vn/ceo-la-gi