Xây dựng mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh là giai đoạn quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải trải qua. Lên KPI giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả làm việc của mỗi nhân viên. Đồng thời nó cũng là thước đo giúp nhân viên khẳng định năng lực công việc và là bàn đạp để gia tăng thu nhập. Vậy những chỉ số và chỉ tiêu quan trọng nào cần chú ý khi xây dựng mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh? Hãy cùng TopCV tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.
Các chỉ số đánh giá hiệu quả làm việc của bộ phận kinh doanh
Bất cứ mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh nào cũng có những chỉ số để đánh giá hiệu quả công việc. Đồng thời, tùy vào quy mô và loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ có các chỉ số đánh giá phù hợp. Dưới đây là những chỉ số KPI quan trọng mà các nhà quản lý cần chú ý khi xây dựng mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh.
Doanh thu mục tiêu
Chỉ số này được đưa ra vào đầu tuần, tháng, quý, năm cho cả bộ phận kinh doanh và cho mỗi nhân viên kinh doanh. Doanh nghiệp cần dựa trên doanh thu của các tuần, tháng, quý trước để đưa ra con số phù hợp. Thông qua doanh thu mục tiêu, nhà quản lý có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh và có các biện pháp cải thiện trong trường hợp cần thiết.
Tăng trưởng doanh thu hàng tháng
Chỉ số này được tính bằng cách lấy doanh thu tháng này chia cho doanh thu tháng trước. Nếu chỉ số lớn hơn 1, tức là doanh thu tháng này đang có xu hướng gia tăng so với tháng trước. Nghĩa là các nhân viên kinh doanh đang làm việc hiệu quả.
Còn nếu chỉ số bé hơn 1, nghĩa là doanh thu của công ty đang có xu hướng giảm. Lúc này các cấp quản lý cần phải có những chính sách, điều chỉnh kịp thời để cải thiện hiệu quả làm việc, gia tăng doanh thu và lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trung bình
Thông thường, nhân viên kinh doanh sẽ là người trực tiếp chốt đơn giá sản phẩm và dịch vụ với khách hàng. Tỷ suất lợi nhuận trung bình càng cao nghĩa là nhân viên kinh doanh đem lại càng nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm cần chú ý chỉ số này để nhân viên có sự linh hoạt trong việc chốt đơn giá.
Tỷ lệ giữ chân khách hàng và tỷ lệ hủy đơn
Hiện nay hầu hết nhân viên kinh doanh đều đảm nhiệm công việc chốt đơn và triển khai các chính sách chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng. Tỷ lệ giữ chân khách hàng sẽ tỉ lệ nghịch với tỷ lệ hủy đơn. Vì vậy chỉ số này có thể phản ánh thái độ và khả năng của từng nhân viên kinh doanh.
Tỷ lệ số đơn hàng thành công/ số khách tiềm năng
Tỉ số này giúp ban quản lý đánh giá quy trình và kịch bản sales có phù hợp với tệp khách hàng tiềm năng hay không. Từ đó có sự điều chỉnh để đưa ra phương thức bán hàng và chốt đơn thực sự hiệu quả.
Chỉ tiêu cần có trong mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh
Một mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh hiện nay cần có những chỉ tiêu cơ bản dưới đây:
Số contacts mới
Số contacts mới là chỉ tiêu hàng đầu mà bất cứ nhân viên nào cũng cần phải có. Bởi với lĩnh vực kinh doanh bạn phải luôn phải tìm kiếm nguồn khách hàng mới, hoặc là doanh nghiệp của bạn sẽ chết.
Số contacts mới sẽ phản ánh tỉ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng sử dụng sản phẩm, tăng hay giảm so với tháng trước,.. Từ đó lý giải nguyên nhân cho sự tăng giảm doanh thu và phương pháp giải quyết kịp thời.
Chi phí tìm kiếm khách hàng
Đây là chỉ tiêu không thể thiếu trong mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh. Nếu nhà quản lý không hạn chế chi phí tìm kiếm khách hàng thì sẽ không đảm bảo được lợi nhuận và doanh thu cho doanh nghiệp.
Chi phí tìm kiếm khách hàng thấp có nghĩa là phương pháp tiếp cận của nhân viên kinh doanh đó đang hiệu quả. Nhà quản lý có thể so sánh chi phí của từng nhân viên để điều chỉnh và có kế hoạch thay thế nhân sự.
Doanh số bán hàng theo địa điểm
Với những doanh nghiệp sở hữu nhiều cửa hàng chi nhánh, nhà quản lý nên áp doanh số bán hàng riêng cho mỗi cửa hàng. Điều này nên được thực hiện sau khi nhà quản lý đã xác định được các địa điểm kinh doanh tiềm năng.
Song song với điều này, ban lãnh đạo cần xác định những yếu tố tạo nên sự chênh lệch đó: vị trí cửa hàng, trang trí mặt tiền, thái độ nhân viên, chất lượng sản phẩm,.. Từ đó có các phương pháp cải thiện các địa điểm có doanh số thấp.
Sự hài lòng của khách hàng
Sự hài lòng của khách hàng cũng là chỉ tiêu quan trọng cần có trong mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh. Chỉ tiêu này nên đo bằng những lần phàn nàn của khách hàng/ tháng của một nhân viên cụ thể. Ví dụ doanh nghiệp có thể áp dụng chỉ tiêu không được quá 3-5 lời phàn nàn của khách hàng trong 1 tháng.
Xây dựng mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh là giai đoạn quan trọng và là bàn đạp để doanh nghiệp phát triển nhanh chóng. Hy vọng những thông tin ở bài viết trên đây của TopCV sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng và đánh giá KPI của nhân viên kinh doanh. Đừng quên theo dõi TopCV để nhận được những thông tin hữu ích về các ngành nghề HOT với mức thu nhập hấp dẫn nhất hiện nay.
>> Xem thêm: 5 cách tìm kiếm khách hàng của nhân viên kinh doanh tốn ít chi phí nhất
Nguồn ảnh: Sưu tầm
source https://www.topcv.vn/mau-kpi-cho-nhan-vien-kinh-doanh
0 Nhận xét