Vị trí nhân viên kinh doanh ở các công ty thường không có mức lương cụ thể. Vì vậy các ứng viên khi phỏng vấn cho vị trí này thường chịu thua thiệt trong quá trình đàm phán lương. Thấu hiểu điều này, bài viết hôm nay TopCV sẽ giúp bạn đàm phán lương nhân viên kinh doanh hiệu quả nhất. Nếu bạn đang định ứng tuyển vào vị trí này thì đừng bỏ qua các thông tin hữu ích dưới đây. 

Cần chuẩn bị gì trước khi đàm phán lương?

Bạn nên hiểu rằng mức lương đàm phán khi phỏng vấn sẽ ảnh hưởng tới mức lương trong 6 tháng kế tiếp của bạn. Đó chỉ là ở những công ty có chu kỳ xét duyệt nâng lương trong 6 tháng. Còn nếu không bạn sẽ phải chờ lâu tới 1 năm để được tăng lương. 

Chính vì vậy bạn nên chuẩn bị kỹ cho lần đàm phán lương trong quá trình phỏng vấn. Dưới đây là những thông tin mà bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra mức lương để đàm phán.

Xem thêm: 

>> Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản năm 2021

>> Lương cơ sở là gì? Mức lương cơ sở đang áp dụng hiện nay

Tìm hiểu kỹ về công việc và mức lương trung bình của nhân viên kinh doanh

Sau khi nhận được thư mời tham gia phỏng vấn, ứng viên nên tìm hiểu cẩn thận các thông tin về ngành nghề của mình. Đặc biệt là về 2 yếu tố mô tả chi tiết công việc và mức lương nhân viên kinh doanh trung bình trên thị trường. 

  • Về mô tả chi tiết công việc, mỗi công ty sẽ có các yêu cầu khác nhau cho vị trí nhân viên kinh doanh. Tuy nhiên bạn nên tìm hiểu các đầu mục chung các công việc sẽ phải thực hiện cho vị trí này. Như vậy đến lúc đảm nhiệm công việc bạn sẽ nhanh chóng làm quen với công việc mà không phải bỡ ngỡ nhiều.
  • Còn về mức lương nhân viên kinh doanh, bạn nên tìm hiểu về các thông tin sau: lương cơ bản, mức chiết khấu, các chính sách thưởng, phúc lợi, giờ làm việc, cơ hội thăng tiến,.. Nếu bạn mới ra trường hoặc là người chưa có nhiều kinh nghiệm thì không cần quan tâm quá nhiều tới các vấn đề trên. Tuy nhiên thực tế đấy là các điều kiện ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập hằng tháng của bạn.

Việc nắm rõ mức lương nhân viên kinh doanh sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình đàm phán. Đồng thời việc nắm được mặt bằng chung lương cũng sẽ giúp bạn không bị “lố” trước nhà tuyển dụng.

Tìm hiểu kỹ về công việc và mức lương trước khi đàm phán lương

Đánh giá công việc nhân viên kinh doanh có những tiêu chí gì?

Thông tin thứ hai mà bạn nên quan tâm trước khi đàm phán lương nhân viên kinh doanh là những tiêu chí mà vị trí nhân viên kinh doanh yêu cầu. Như vậy bạn sẽ có thể đánh giá được khả năng và kinh nghiệm làm việc của mình phù hợp với mức lương nào.

Nếu công việc bạn sắp ứng tuyển yêu cầu nhiều kỹ năng và kiến thức thì chắc chắn mức lương cho vị trí này cũng sẽ khá cao. Ngược lại nếu yêu cầu công việc cho vị trí bạn ứng tuyển ít và đơn giản thì mức lương sẽ rơi vào tầm trung bình và thấp so với thị trường. 

Vì vậy bạn cần đánh giá công việc cần những tiêu chí gì để đàm phán mức lương nhân viên kinh doanh cho chính xác. Nếu không bạn sẽ rơi vào trường hợp phải đảm nhận vị trí công việc cần nhiều kỹ năng nhưng nhận được mức lương thấp.

Bạn nên quan tâm những tiêu chí mà vị trí nhân viên kinh doanh yêu cầu

Xác định mức lương mong muốn đàm phán

Từ những thông tin tổng hợp trên, bạn sẽ đưa ra được mức lương mong muốn của mình. Mức lương nhân viên kinh doanh mà bạn đàm phán sẽ cần dựa các yếu tố như:

  • Mức lương vị trí tương đương trên thị trường
  • Năng lực của bản thân
  • Yêu cầu vị trí công việc cụ thể của doanh nghiệp
  • Mức lương doanh nghiệp có thể đáp ứng
  • Mức lương tối thiểu mà bản thân mong muốn nhận được. Đây sẽ là mức lương giúp bạn trang trải được cuộc sống của mình, cũng như khiến bạn sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty.

Cần xác định mức lương tối thiểu mà bạn mong muốn cho công việc này

Tổng hợp trung bình mức lương của các yếu tố trên bạn có thể đưa ra mức lương thích hợp nhất với bản thân mình cũng như nằm trong khoảng mà doanh nghiệp có thể chi trả.

Tiến hành đàm phán lương nhân viên kinh doanh

Sau khi đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, tất nhiên sẽ đến thời điểm bạn thực hiện đàm phán lương với nhà tuyển dụng. Quá trình này cũng cần phải chuẩn bị trước những yếu tố sau đây:

Chọn thời điểm hợp lý

Việc chọn thời điểm nhắc tới vấn đề lương nhân viên kinh doanh rất quan trọng. Có không ít ứng viên mắc sai lầm khi nhắc tới mức lương ngay từ thời gian đầu của cuộc đàm phán. Thực tế thời điểm tốt nhất để bạn nhắc tới vấn đề lương thưởng là sau khi bạn chắc chắn là mình có thể được nhận.

Các bạn cũng nên tránh nói thẳng tới vấn đề lương khi vừa được nhà tuyển dụng nhắc đến. Vì lúc đó có thể họ chưa thực sự muốn nhận bạn cho vị trí công việc này. 

Bạn nên lịch sự, khiêm tốn và dùng thông tin về mặt bằng chung lương cho vị trí này trên thị trường để có thể đàm phán với nhà tuyển dụng. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh đưa ra mức lương nhân viên kinh doanh cụ thể. Thay vào đó, bạn có thể đưa ra khoảng thu nhập giao động phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh.

Khẳng định năng lực của mình trong công việc

Nếu bạn chỉ đơn thuần đưa ra mức lương mong muốn trước khi chứng minh được năng lực làm việc của mình thì rất nhanh chóng thôi bạn sẽ bị nhà tuyển dụng “cho ra rìa”. Do vậy để cho buổi đàm phán lương nhân viên kinh doanh hiệu quả, bạn nên khẳng định năng lực công việc của mình.

 

Bạn nên khẳng định năng lực công việc của mình trong buổi đàm phán

Các phương pháp chứng minh năng lực khá đa dạng như: kinh nghiệm làm việc trong ngành, các kỹ năng bạn sở hữu, mức doanh số cao nhất bạn đạt được,... Đồng thời nếu nhà tuyển dụng không nhắc tới thì bạn nên hạn chế nói tới mức lương ở công ty cũ. Thay vào đó bạn nên nhấn mạnh tới vị trí công việc hiện tại và mức lương tương ứng cho vị trí này.

Khéo léo nhắc tới mức lương nhân viên kinh doanh 

Nhiều nhà tuyển dụng chỉ ra ràng, các ứng viên khi được hỏi về mức lương cho nhân viên kinh doanh thường có thái độ khiêm nhường và không tự tin khi đưa ra mức lương mong muốn. Chính vì vậy họ cảm thấy ứng viên này không tự tin vào năng lực bản thân và mức lương mà họ có thể đạt được.

Câu trả lời họ thường gặp trong quá trình tuyển dụng là: “Mức lương không quan trọng, điều em mong muốn hiện tại là tìm một môi trường làm việc năng động, sáng tạo và có điều kiện học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị.”

Với những câu trả lời này, nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao bạn và có thể đánh mất cơ hội đạt được mức lương mong muốn cho công việc. Tệ hơn, bạn có thể mất điểm trong nhà tuyển dụng và không được họ lựa chọn.

Khéo léo và tự tin khi đề cập tới mức lương nhân viên kinh doanh sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng

Một câu trả lời mà TopCV gợi ý cho bạn khi đàm phán lương nhân viên kinh doanh là: “Tôi luôn suy nghĩ rằng, cơ hội để học hỏi kinh nghiệm và lợi ích tài chính là các yếu tố quan trọng trong bất cứ công việc nào. Mức lương phù hợp với năng lực làm việc của mình sẽ tạo điều kiện giúp tôi hoàn toàn tập trung vào công việc với hiệu suất cao nhất. Vì vậy mức lương nhân viên kinh doanh tôi mong muốn là:..”

Đôi khi việc bạn trả lời thành thật, khiêm tốn sẽ khiến nhà tuyển dụng thu hút và đánh giá cao bạn. Chính vì bạn hãy cứ tự tin nhưng khéo léo trong việc nhắc tới yếu tố lương nhân viên kinh doanh.

Đề cập tới vấn đề tăng lương, và đừng quên những phúc lợi xã hội

Với vị trí nhân viên kinh doanh, ngoài lương cứng thì bạn sẽ nhận được phần lương hoa hồng, chiết khấu, các loại thưởng nếu vượt KPI và các chế độ phúc lợi xã hội khác. Trong trường hợp nhà tuyển dụng muốn trả mức lương thấp hơn mức trung bình trên thị trường thì bạn nên hỏi thêm về phúc lợi công ty. 

Cụ thể các chế độ phúc lợi thường gặp ở các doanh nghiệp là: chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, số ngày nghỉ trong tuần, trong tháng, số ngày phép, chế độ nghỉ dưỡng,.. Các yếu tố này sẽ giúp bạn đánh giá được lợi ích mà công việc này mang tới cho bạn.

Ngoài ra với một số ngành đặc biệt như: bất động sản, nội thất, ô tô, công nghệ,.. thì mức lương chiết khấu khi ký được một hợp đồng sẽ cao hơn mức lương cơ bản. Vì vậy khi đàm phán lương nhân viên kinh doanh, bạn không nên chỉ đánh giá lương cơ bản mà nên quan tâm tới các khoản thu nhập khác. Đó cũng là lý do bạn cần đánh giá công việc của vị trí ứng tuyển trước khi đàm phán lương.

Không ngần ngại đặt vấn đề về lương thưởng và công việc nếu có

Có không ít ứng viên cảm thấy ngại khi nhà tuyển dụng hỏi đến mức lương thưởng và công việc. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy mức lương nhân viên kinh doanh nhà tuyển dụng đưa ra không phù hợp với năng lực bản thân thì hãy thẳng thắn lên tiếng. Bởi lẽ bạn cũng sẽ không mất gì khi hỏi nhà tuyển dụng về vấn đề lương. 

Đôi khi nhà tuyển dụng sẽ dùng mức lương để thử ứng viên và cho ứng viên cơ hội đàm phán. Với những ứng viên sáng giá, tự tin hoàn thành tốt công việc thì mức lương có thể gia tăng 10-30% so với các ứng viên khác. 

Có điểm dừng phù hợp

Trong quá trình đàm phán bạn nên chú ý tới thái độ và cách nhà tuyển dụng phản hồi các vấn đề. Nếu sau khi bạn đưa ra mức lương nhân viên kinh doanh nhưng nhà tuyển dụng không có phản ứng nào thì bạn nên dừng lại. Đừng nên tiếp tục nói về vấn đề này trong cuộc phỏng vấn để tránh việc gây mất điểm đối với nhà tuyển dụng.

Nếu bạn là người tìm việc để lấy kinh nghiệm chứ không quá quan trọng lương thì cũng cần suy nghĩ cẩn thận trong việc đàm phán mức lương với nhà tuyển dụng. Theo đó mức lương nhân viên kinh doanh cần đáp ứng mức lương tối thiểu mà bạn đã xác định từ trước. Và nó có thể giúp bạn trang trải các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày.

Trên đây là những kinh nghiệm mà TopCV muốn chia sẻ tới bạn về cách đàm phán lương nhân viên kinh doanh hiệu quả nhất. Biết trận biết ta, trăm trận trăm thắng. Bạn có thể dựa trên những bước này để chuẩn bị thông tin giúp buổi phỏng vấn diễn ra thuận lợi nhất. Đừng quên sử dụng TopCV để tìm kiếm các tin tuyển dụng việc làm với mức lương và phúc lợi hấp dẫn nhất hiện nay.

Nguồn ảnh: Sưu tầm



source https://www.topcv.vn/dam-phan-luong-cho-nhan-vien-kinh-doanh