Bạn chuẩn bị tham gia một buổi phỏng vấn xin việc quan trọng và cần chuẩn bị trước những câu hỏi nhà tuyển dụng hay hỏi? Vậy bạn hãy để TopCV giúp sức với bộ câu hỏi phỏng vấn cơ bản cùng cách trả lời khéo léo sau đây!

Những câu hỏi nhà tuyển dụng hay hỏi và gợi ý cách trả lời

Sau đây là 17 câu hỏi thường gặp nhất khi đi phỏng vấn xin việc, cùng cách trả lời thông minh giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Với gợi ý câu trả lời đi kèm, bạn sẽ thể hiện được năng lực và kỹ năng giao tiếp khéo léo mà nhà tuyển dụng mong đợi.

Câu hỏi 1: Hãy giới thiệu sơ qua về bản thân mình

Nhà tuyển dụng muốn biết kỹ năng giao tiếp của bạn tốt đến đâu qua câu hỏi này

Không nhất thiết phải đi sâu vào thông tin nhân khẩu cá nhân. Thay vào đó, giới thiệu về bản thân thật ấn tượng với những thông tin về kinh nghiệm, kỹ năng, thành quả đạt được trong công việc sẽ giúp bạn chiếm được ưu thế so với các ứng viên khác.

Ví dụ: “Tôi tên là A, tốt nghiệp chuyên ngành B, có kinh nghiệm 1 năm làm công việc C tại công ty D. Trong thời gian làm việc, tôi giúp cho doanh nghiệp đạt được doanh thu E chỉ trong 2 quý. Tôi rất mong đợi buổi phỏng vấn này vì tôi có được cơ hội chia sẻ rõ hơn về hành trình nghề nghiệp của mình”.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn dễ trúng tuyển

Câu hỏi 2: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Khi đặt ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng đơn giản mà muốn biết mục tiêu nghề nghiệp của bạn có trùng khớp với hướng đi của doanh nghiệp hay không mà thôi. Vì thế, đừng nói ra những mục tiêu quá xa vời mà chỉ nên tập trung vào hiện tại.

Hãy đưa ra định hướng nghề nghiệp có liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển với lý do: “Tôi muốn phát triển kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn của mình với công việc này trong ít nhất là X năm tới”.

Câu hỏi 3: Hãy kể về một thành tựu mà bạn từng đạt được trong công việc

Hãy nói sâu hơn vào vai trò của bạn trong những dự án trước đây

Trong những câu hỏi nhà tuyển dụng hay hỏi, thành tựu của ứng viên là nội dung nhận được sự quan tâm nhiều nhất. Vì họ muốn biết bạn đã triển khai công việc như thế nào, dành tâm huyết ra sao và phản ứng của bạn đối với thành tựu đạt được là gì.

Bạn hãy kể về các thành tích đạt được trong dự án trước đây, gồm: Vai trò của bạn trong dự án, công việc đã làm, giá trị mang lại cho công ty,, khó khăn đã trải qua, bài học rút ra, cảm xúc là gì, v.vv..

Câu hỏi 4: Bạn đã có kinh nghiệm trong công việc này chưa?

Cách trả lời phỏng vấn đối với câu hỏi này nên chân thật, giống như bạn đang chia sẻ kinh nghiệm thật sự của bản thân vậy. Hãy nói về những gì bạn được học hay hiểu về vị trí công việc họ đang tuyển một cách ngắn gọn, đầy đủ, không chi tiết, không dài dòng.

Nếu chưa có kinh nghiệm, hãy nói rằng bạn đang mong muốn theo đuổi công việc này để có cơ hội phát triển kỹ năng, kinh nghiệm về lâu dài. Lưu ý rằng chỉ nên nói về những gì bạn viết trong CV thôi nhé!

Câu hỏi 5: Bạn làm cách nào để giải quyết áp lực công việc?

Nhà tuyển dụng mong đợi một ứng viên sẵn lòng đương đầu với áp lực

Hãy để cho nhà tuyển dụng thấy bạn luôn sẵn sàng đối mặt với áp lực chứ không phải nhụt chí, mệt mỏi, dễ từ bỏ. Ví dụ: “Đối với tôi, áp lực là một phần của đời sống chứ không chỉ trong công việc. Tôi sẽ tìm kiếm giải pháp cho mọi khó khăn và nỗ lực hết mình để vượt qua”.

Câu hỏi 6: Bạn hãy mô tả về cách làm việc của bạn

Nhà tuyển dụng luôn mong đợi những ứng viên có cách làm việc khoa học, hiệu quả. Vì trên hết, họ cần người làm được việc. 

Bạn hãy mô tả đôi chút về cách mà bạn tổ chức và quản lý công việc, cách bạn phân phối nhân sự dưới cấp (nếu bạn là leader), cách bạn lên kế hoạch công việc, cách bạn theo dõi tiến độ làm việc cá nhân và phòng ban, v.vv..

Câu hỏi 7: Bạn mong muốn gì ở công ty của chúng tôi?

Đây là câu hỏi nhằm rút ngắn khoảng cách giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Bên doanh nghiệp thì nắm được nguyện vọng của ứng viên. Còn ứng viên thì nắm bắt được khả năng đáp ứng của doanh nghiệp.

Với câu hỏi này, bạn đừng trả lời thẳng vào việc bạn muốn gì. Mà nên hỏi ngược lại nhà tuyển dụng về những quyền lợi, đãi ngộ, trợ cấp mà họ có thể cung cấp cho bạn. Và sau đó, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn về mức lương mong muốn.

Câu hỏi 8: Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Hãy hỏi ngược nhà tuyển dụng về mức lương họ sẵn sàng chi trả cho vị trí này

Đừng đưa ra mức lương trên trời nhưng cũng đừng đánh giá thấp bản thân quá. Một ứng viên thông minh phải biết sàng lọc thông tin hợp lý, hiểu được mức lương trên thị trường để đưa ra mức đủ để thể hiện được giá trị bản thân mà không làm khó nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, trước khi trả lời thẳng vào trọng tâm thì bạn nên hỏi nhà tuyển dụng trước về rank lương mà họ có thể offer cho vị trí của bạn. Qua đó, bạn cũng nắm được nhu cầu của công ty và đàm phán lại một mức phù hợp, thuận lợi cho cả hai bên.

Tìm hiểu thêm: Bỏ túi cách deal lương khéo léo, hiệu quả khi phỏng vấn

Câu hỏi 9: Nếu được tuyển dụng bạn sẽ làm gì?

Trong những câu hỏi nhà tuyển dụng hay hỏi, đây cũng là một câu hỏi bẫy. Nhà tuyển dụng muốn biết bạn coi trọng công việc này bao nhiêu. Bạn nên đưa ra những lời khen về công ty, và trình bày rằng bạn sẽ chuẩn bị kỹ càng để làm thật tốt công việc này.

Ví dụ: “Tôi sẽ vô cùng hãnh diện nếu như trúng tuyển được vào công ty. Với môi trường làm việc chuyên nghiệp và đãi ngộ hấp dẫn, tôi sẽ có nhiều động lực để làm việc hiệu quả. Nếu được tuyển dụng, tôi sẽ rà soát lại những kiến thức, công cụ có thể áp dụng vào công việc, để chuẩn bị cho buổi làm việc đầu tiên thật năng suất”.

Câu hỏi 10: Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?

Hãy thể hiện sự đam mê với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển

Khi đặt ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết bạn có tìm hiểu về công việc đã ứng tuyển hay chưa. Bạn hãy đề cập đến kinh nghiệm chuyên môn, thể hiện sự đam mê với công việc đó, mong muốn được khẳng định năng lực tại vị trí mà bạn ứng tuyển.

Bạn có thể trả lời thế này: "Đây là công việc mà tôi vẫn luôn mong ước. Tôi đã dành nhiều thời gian để học tập và hoàn thiện các kỹ năng để gắn bó lâu dài với công việc này. Tôi muốn vận dụng những kiến thức của mình để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp tại vị trí này”.

Câu hỏi 11: Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?

Đối với điểm yếu, bạn hãy khéo léo thừa nhận. Thế nhưng, hãy chỉ nhắc đến những vấn đề liên quan đến công việc mà thôi, để bạn có “cớ” thể hiện ra tính cầu thị và nỗ lực của mình.

Ví dụ: “Kỹ năng ngoại ngữ của tôi chưa tốt, cản trở tôi khá nhiều trong công việc. Nhưng tôi sẽ nỗ lực hết sức để thành thạo giao tiếp được bằng ngoại ngữ trong nửa năm tới để đáp ứng tốt công việc”.

Còn đối với điểm mạnh, hãy thể hiện năng lực đầy thu hút của mình nhưng đừng tỏ ra quá cao ngạo. Hãy chọn những kỹ năng, đặc điểm phục vụ tốt cho công việc như: hòa đồng, trung thực, kỷ luật, chăm chỉ, nhanh nhẹn, chịu được áp lực, v.vv..

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách trình bày điểm mạnh điểm yếu của bản thân trong CV

Câu hỏi 12: Bạn sẽ hợp tác với chúng tôi bao lâu?

Hãy thể hiện cam kết gắn bó lâu dài với doanh nghiệp tuyển dụng

Đừng nêu ra khoảng thời gian nhất định vì nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn không muốn gắn bó lâu dài với công ty. Bạn có thể trả lời khéo léo như thế này: “Tôi muốn gắn bó lâu dài với công ty, miễn là công việc tốt, có cơ hội phát triển bản thân”.

Câu hỏi 13: Bạn có sẵn sàng làm việc tăng ca không?

Nhà tuyển dụng muốn biết tinh thần trách nhiệm của bạn đến đâu khi áp lực công việc ập đến. Hãy trình bày rõ với nhà tuyển dụng rằng: Bạn sẵn sàng tăng ca hoặc “mang việc về nhà” để đảm bảo tiến độ và hiệu quả công việc.

Câu hỏi 14: Bạn làm việc độc lập hay theo nhóm tốt hơn?

Cả hai kỹ năng này đều quan trọng, và doanh nghiệp luôn mong đợi nhân viên của mình có cả hai kỹ năng. Bạn có thể trả lời như sau: “Tôi sẽ dựa theo tính chất công việc mà chọn một trong hai, hoặc kết hợp cả hai kỹ năng này cùng lúc để đạt được hiệu quả công việc tốt nhất”.

Tìm hiểu thêm: Lợi ích của làm việc nhóm với cá nhân và doanh nghiệp

Câu hỏi 15: Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn rời đi là vì muốn phát triển sự nghiệp tốt hơn

Hãy chỉ trả lời câu hỏi này trung thực một cách tương đối. Đừng bao giờ nói rằng lý do đến từ những thứ nhỏ nhặt như: Nội quy khắt khe quá, xích mích với đồng nghiệp, bất bình với sếp, v.vv.. Đó là những lý do khiến bạn bị loại ngay lập tức đó!

Hãy chỉ chọn những lý do liên quan đến định hướng như: Định hướng phát triển của công ty cũ không còn phù hợp, bạn muốn phát triển thêm kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn của mình, bạn muốn thử thách bản thân với công việc nhiều thách thức hơn, v.vv..

Câu hỏi 16: Điều gì ở đồng nghiệp cũ khiến bạn khó chịu?

Đừng mắc phải bẫy khi trả lời những câu hỏi nhà tuyển dụng hay hỏi. Kể ra điểm xấu của đồng nghiệp là sai lầm lớn nhất vì sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người nhỏ nhen, ích kỷ.

Nên khéo léo đưa ra câu trả lời với ý nghĩa tích cực như: “Tôi là một người hòa đồng nên có thể hợp tác được với nhiều kiểu người khác nhau. Công việc vẫn là trên hết, tôi ưu tiên công việc hơn”.

Câu hỏi 17: Bạn có thể chia sẻ một chút về sếp và công ty cũ của bạn không?

Đừng rơi vào cái bẫy với những câu hỏi nhà tuyển dụng hay hỏi

Tuyệt đối đừng đưa ra những nhận xét tiêu cực trong câu trả lời của mình. Nhà tuyển dụng không muốn một ứng viên chuyên đổ lỗi và nói xấu công ty cũ. Thay vào đó, hãy đưa ra những nhận xét tích cực cùng lòng biết ơn.

Ví dụ: “Công ty cũ đã trao cho tôi cơ hội được học hỏi và phát triển bản thân rất nhiều. Tôi rất biết ơn sếp của mình, người luôn dẫn dắt tôi và cả đồng nghiệp, người luôn đồng hành cùng tôi trong những lúc công việc nhiều thách thức nhất”.

Lưu ý cách trả lời phỏng vấn giúp bạn “tăng điểm” trong mắt nhà tuyển dụng

Không chỉ chuẩn bị sẵn những câu hỏi nhà tuyển dụng hay hỏi, bạn cũng cần lưu ý những kinh nghiệm phỏng vấn sau đây để thuận lợi vượt qua buổi phỏng vấn:

  • Tìm hiểu kỹ về công việc và công ty mà bạn ứng tuyển.
  • Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống.
  • Hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.
  • Luyện tập phỏng vấn trước khi chính thức tham gia phỏng vấn.
  • Tham khảo nhiều hơn nữa những câu hỏi nhà tuyển dụng hay hỏi đối với từng ngành nghề.

Nếu công việc của bạn yêu cầu chuyên môn cao thì bạn nên nghiên cứu lại những kiến thức đặc thù, có thể nhà tuyển dụng sẽ có nhiều câu hỏi chuyên môn sâu hơn.

Trên đây là top 17 những câu hỏi nhà tuyển dụng hay hỏi trong buổi phỏng vấn, cùng chia sẻ về kỹ năng trả lời phỏng vấn khéo léo, linh hoạt. Hy vọng rằng với những kinh nghiệm này, bạn sẽ dễ dàng vượt qua được buổi phỏng vấn và sớm có được công việc mình yêu thích. Và để tìm ngay những việc làm hấp dẫn nhất theo từng ngành nghề, bạn đừng quyên truy cập và nộp đơn ứng tuyển ngay trên website tuyển dụng TopCV.vn nhé!



source https://www.topcv.vn/nhung-cau-hoi-nha-tuyen-dung-hay-hoi-va-cach-tra-loi