Bên cạnh CV thì thư xin việc cũng là một yếu tố giúp gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vậy thư xin việc là gì và nên bắt đầu viết từ đâu? Bài viết sau đây TopCV sẽ hướng dẫn chi tiết các bước giúp bạn hoàn thiện một bức thư xin việc thuyết phục.

Thư xin việc là gì?

Thư xin việc hay Cover Letter là tài liệu mà bạn sẽ gửi kèm cùng CV cho nhà tuyển dụng. Nội dung cụ thể trong thư xin việc là gì thường sẽ cung cấp những thông tin bổ sung về kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến công việc đang ứng tuyển. Độ dài thư bao gồm 3 đến 4 đoạn văn và dài khoảng từ 250 - 400 từ.

Thư xin việc hay Cover Letter là tài liệu được gửi kèm cùng CV cho nhà tuyển dụng
Thư xin việc hay Cover Letter là tài liệu được gửi kèm cùng CV cho nhà tuyển dụng

Vai trò của thư xin việc là gì?

Thư xin việc rất quan trọng bởi đó là điểm tiếp xúc đầu tiên của nhà tuyển dụng với bạn. Một lá thư xin việc thuyết phục có thể giúp thu hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng và khiến họ tiếp tục đọc CV của bạn. Ngược lại, bạn có thể đánh mất một cơ hội việc làm hấp dẫn bởi lá thư xin việc sơ sài.

Những nội dung cụ thể trong thư xin việc là gì cũng giúp giải thích chi tiết hơn về CV của bạn. Nhiều nhà tuyển dụng cũng dựa vào đó để thu hẹp nhóm ứng viên và lựa chọn ra những người đáp ứng yêu cầu để phỏng vấn.  

Các loại thư xin việc là gì?

Sau khi hiểu rõ khái niệm thư xin việc, tiếp theo bạn cần biết cách phân biệt các loại thư xin việc là gì. Nhìn chung, có 4 loại thư xin việc thường được sử dụng hiện nay như sau:

Đơn xin việc

Đây là loại thư xin việc phổ biến nhất và thường được đính kèm trong hồ sơ xin việc. Nội dung của đơn xin việc thường chia sẻ chi tiết hơn những kinh nghiệm liên quan đến vị trí tuyển dụng của ứng viên.

Thư xin việc giới thiệu

Thư giới thiệu thường được sử dụng trong quá trình xin việc khi ứng viên muốn đề cập tới tên nhân viên đã giới thiệu đến vị trí đang ứng tuyển. Thư giới thiệu có thể giúp bạn nổi bật hơn những ứng viên khác trong quá trình tuyển dụng. 

Hiện nay có 4 loại thư xin việc chính thường được sử dụng
Hiện nay có 4 loại thư xin việc chính thường được sử dụng

Xem thêm: Thư giới thiệu xin việc là gì? Tại sao cần viết thư giới thiệu xin việc?

Thư bày tỏ nguyện vọng

Thư bày tỏ nguyện vọng là thư xin việc được sử dụng để hỏi về một cơ hội việc làm tại công ty, tổ chức mà bạn khao khát muốn làm việc tại đó. Bạn sẽ chủ động bày tỏ sự quan tâm tới một vị trí cụ thể. Trong trường hợp công ty cũng đang tìm kiếm ứng viên phù hợp cho vị trí trên thì mức độ ưu tiên dành cho bạn là rất cao.

Thư đề xuất giá trị

Thư đề xuất giá trị trong thư xin việc là gì? Đây là một lá thư nhằm tóm tắt toàn bộ những ưu điểm độc đáo về kỹ năng, thành tích, giá trị mà bạn có thể mang lại cho công ty. Thư xin việc này thường được sử dụng như một bản tóm tắt sơ yếu lý lịch hoặc câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi “Hãy giới thiệu về bản thân bạn”.

Hướng dẫn cách viết thư xin việc thuyết phục

Như vậy bạn đã có những hiểu biết cơ bản về thư xin việc là gì. Tiếp theo, TopCV sẽ hướng dẫn chi tiết các bước viết thư xin việc sao cho thuyết phục nhà tuyển dụng:

Bước 1 - Chọn mẫu thư xin việc phù hợp

Thư xin việc tốt là một bức thư để lại ấn tượng chuyên nghiệp ngay cho nhà tuyển dụng ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc. Vậy cách tốt nhất để tạo ấn tượng trực quan cho thư xin việc là gì? 

Bạn có thể tham khảo ngay những mẫu thư xin việc có sẵn tại TopCV. Đây đều là những thiết kế đã được tối ưu theo nhiều phong cách và từng lĩnh vực. Bạn có thể sử dụng trực tiếp hoặc thay đổi các chi tiết theo sở thích để giúp mẫu thư xin việc thêm phần ấn tượng.

Xem chi tiết các mẫu Cover Letter TẠI ĐÂY.

Bước 2 - Mở đầu với phần Thông tin liên hệ

Cũng giống như CV, điều quan trọng nhất khi bắt đầu thư xin việc là phần thông tin liên hệ. Những thông tin trong phần đầu của thư xin việc là gì cụ thể bao gồm:

  • Họ và tên.
  • Số điện thoại.
  • Email.
  • Ngày viết thư.
  • Tên của nhà tuyển dụng kèm chức danh nghề nghiệp.
  • Tên công ty ứng tuyển.
  • Social Media Profiles trên LinkedIn, GitHub (dành cho lập trình viên), Medium (dành cho content writer),...
  • Website cá nhân: Nếu bạn sở hữu website cá nhân có thể làm tăng giá trị bản thân, hãy đề cập đến nó ở phần thông tin liên hệ.
Phần mở đầu cần điền đầy đủ và chính xác thông tin liên hệ
Phần mở đầu cần điền đầy đủ và chính xác thông tin liên hệ 

Đây là những yếu tố nên xuất hiện ở phần thông tin liên lạc. Vậy những chi tiết không nên đề cập đến trong phần mở đầu của thư xin việc là gì? Bạn cần tránh mắc phải những sai lầm sau:

  • Đề cập địa chỉ nhà đầy đủ: Điều này nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho bạn.
  • Email không chuyên nghiệp: Email của bạn không nên để dưới những cái tên thiếu nghiêm túc như boycodon@gmail.com. Ở bất cứ thư xin việc hay CV nào, bạn cũng nên sử dụng email dưới dạng [họ] + [tên]@[nhà cung cấp email]. Ví dụ hangnguyen@gmail.com, tranminh@yahoo.com.

Bước 3 - Lời chào tới nhà tuyển dụng

Sau khi đã liệt kê chính xác thông tin liên hệ trong thư xin việc là gì, bạn cần triển khai nội dung chi tiết cho bức thư. Đầu tiên đó là gửi lời chào tới nhà tuyển dụng.

Không nên chào chung chung mà hãy thể hiện rằng bạn đã nghiên cứu và thực sự mong muốn làm việc với họ. Vậy làm thế nào để bạn tìm ra ai là người đảm nhận tuyển dụng cho vị trí này. 

Đơn giản nhất là bạn có thể tìm kiếm trên LinkerdIn. Nếu cách này không hiệu quả, bạn có thể tìm kiếm trên website hoặc các mạng xã hội của công ty (Facebook, Zalo, Instagram,...). 

Trong trường hợp không thể tìm thấy chính xác nhà tuyển dụng thì sao? Bạn có thể áp dụng một số lời chào trong thư xin việc là gì dưới đây:

  • Kính gửi Trưởng phòng/Leader [Bộ phận].
  • Kính gửi Trưởng phòng Nhân sự.
  • Kính gửi [Bộ phận].
Bạn nên cố gắng tìm hiểu chính xác thông tin của nhà tuyển dụng
Bạn nên cố gắng tìm hiểu chính xác thông tin của nhà tuyển dụng

Bước 4 - Viết phần giới thiệu thu hút

Ngay sau phần chào hỏi, bạn sẽ bắt đầu giới thiệu về bản thân mình. Những thông tin cụ thể mà bạn cung cấp trong phần giới thiệu của thư xin việc là gì sẽ góp phần gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng có thể đọc hàng trăm đơn xin việc mỗi ngày và có thể bỏ qua những hồ sơ không nổi trội.

Do đó điều cần thiết là phải thu hút sự chú ý của họ từ những câu đầu tiên. Một vấn đề thường gặp trong phần giới thiệu là liệt kê những thông tin quá chung chung hoặc chỉ mô tả lại công việc đã thực hiện trước đây.

Bạn cần loại bỏ tư duy sai lầm này. Hãy bắt đầu liệt kê 2-3 thành tích nổi bật trong thư xin việc là gì để thực sự thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Đặc biệt là những thành tích liên quan tới vị trí đang ứng tuyển. 

Bạn nên nêu những thành tích làm việc nổi bật ngay từ phần giới thiệu
Bạn nên nêu những thành tích làm việc nổi bật ngay từ phần giới thiệu

Ví dụ: 

Kính gửi Ms. Hoa - Leader Team Digital Media

Tên tôi là Nguyễn Thị A và tôi muốn giúp Công ty ABC. đạt được và vượt mục tiêu bán hàng với tư cách là Chuyên viên Digital Marketing. Tôi đã làm việc với Công ty X, một Agency Marketing trong hơn 3 năm. Với tư cách là nhân viên Digital Marketing, tôi đã tạo ra doanh số trung bình hơn 200 triệu VNĐ/tháng (vượt qua KPI khoảng 40%). Tôi tin rằng với kinh nghiệm trước đây, cũng như sự xuất sắc trong bán hàng sẽ là lựa chọn phù hợp nhất cho vị trí mà công ty đang tuyển dụng.

Bước 5 - Đưa ra lý do giải thích tại sao bạn là lựa chọn hoàn hảo nhất

Đây là phần để bạn thể hiện các kỹ năng chuyên môn và thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là lựa chọn phù hợp hơn tất cả những ứng viên khác. Tuy nhiên trước khi đi vào chi tiết những điểm nổi trội trong thư xin việc là gì, bạn cần xác định những yêu cầu quan trọng đối với vị trí đang tuyển dụng. 

Ví dụ: Giả sử bạn đang ứng tuyển vào vị trí Nhân viên Facebook Ads. Bạn thấy các yêu cầu hàng đầu cho vị trí này là: 

  • Kinh nghiệm chạy quảng cáo Facebook với ngân sách 100 triệu VNĐ/tháng.
  • Có thể chạy quảng cáo trên các nền tảng khác (Google, Zalo, Twitter).
  • Kỹ năng viết quảng cáo xuất sắc.

Lúc này, những thông tin bạn đưa vào trong thư xin việc là gì có thể bao gồm:

Với tư cách là Nhân viên chạy quảng cáo Facebook tại Công ty ABC, tôi đã thực hiện các chiến dịch Facebook Ads với ngân sách hàng tháng là hơn 100 triệu VNĐ. Tôi đã đảm nhận toàn bộ quy trình tạo và tối ưu quảng cáo từ đầu đến cuối. Cụ thể là tôi đã tạo các chiến dịch quảng cáo, thiết kế hình ảnh, chọn khách hàng mục tiêu, chạy thử nghiệm tối ưu hóa,... Ngoài Facebook, tôi cũng đã từng chạy quảng cáo trên các kênh khác như Google, Zalo,...

Thư xin việc cần thể hiện các kỹ năng chuyên môn để thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn bạn
Thư xin việc cần thể hiện các kỹ năng chuyên môn để thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn bạn

Bước 6 - Giải thích lý do tại sao bạn phù hợp với công ty

Nhà tuyển dụng không chỉ nhìn vào những kinh nghiệm làm việc được thể hiện trong thư xin việc là gì mà họ còn quan tâm mức độ phù hợp giữa bạn với công ty. Nhìn chung, những nhân viên không phù hợp chắc chắn sẽ nghỉ việc dù sớm hay muộn. Điều này khiến doanh nghiệp có thể tồn thất tới 50% quỹ lương hằng năm cho nhân viên. 

Do đó trong phần nội dung chi tiết của thư xin việc là gì, bạn cần thể hiện sự đam mê với công việc của mình. Vậy làm thế nào để thể hiện nó? Bạn có thể truy cập vào website, Facebook của những công ty này và tìm kiếm thông tin liên quan (mô hình kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ, văn hóa công ty,...). Sau đó bạn hãy liên kết chúng với bản thân và đưa vào thư xin việc.

Hãy thể hiện sự đam mê và khát khao được làm việc tại vị trí tuyển dụng trong thư xin việc
Hãy thể hiện sự đam mê và khát khao được làm việc tại vị trí tuyển dụng trong thư xin việc

Ví dụ: 

Cá nhân tôi đã theo dõi nhiều chiến dịch marketing, quảng cáo của công ty như chiến dịch XYZ. Hiệu quả mà chúng mang lại thực sự nằm ngoài sức tưởng tượng của tôi.

Tôi thực sự ngưỡng mộ cách Công ty ABC đưa ra những ý tưởng tiếp thị mới lạ, độc đáo này. Là một người làm việc lâu năm ở vị trí Digital Marketing, tôi thực sự tin rằng tôi và quý công ty sẽ là một sự kết hợp tuyệt vời.

Bước 7 - Kết thúc bằng lời kêu gọi hành động

Tiếp theo, bạn cần viết phần kết luận để hoàn thành nội dung chính cho bức thư xin việc. Những thông tin mà bạn nên đề cập tới ở phần này bao gồm:

  • Tổng kết lại bất cứ ý nào không thể nhắc đến trong đoạn trước. Bao gồm những điều muốn nói hay thông tin hữu ích nào khác dành cho nhà tuyển dụng.
  • Lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng.
  • Lời kêu gọi hành động, ví dụ như thảo luận thêm hoặc gặp mặt phỏng vấn trực tiếp.

Bước 8 - Lựa chọn câu tạm biệt trang trọng và phù hợp

Cuối cùng, sau khi trình bày xong toàn bộ nội dung chi tiết trong thư xin việc là gì, bạn cần gửi lời “Tạm biệt” tới nhà tuyển dụng. Một số lời chào thông dụng thường bao gồm:

  • Trân trọng.
  • Trân trọng cảm ơn.
  • Best Regards.
Ở cuối thư, bạn nên để lại lời chào tạm biệt trang trọng, lịch sự
Ở cuối thư, bạn nên để lại lời chào tạm biệt trang trọng, lịch sự

Xem thêm: Thư ứng tuyển: Nên và không nên viết gì để ghi điểm?

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về thư xin việc là gì và hướng dẫn các bước viết thư xin việc thuyết phục dành cho bạn. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn hoàn thiện bức thư xin việc của mình chuẩn chỉnh, đầy đủ thông tin nhưng vẫn đảm bảo tính độc đáo, ấn tượng. 

Nếu vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể truy cập ngay vào TopCV để thử nghiệm những mẫu thư xin việc được thiết kế tối ưu nhất. Đồng thời có cơ hội tiếp cận với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn ở mọi ngành nghề, lĩnh vực hiện nay. 



source https://www.topcv.vn/thu-xin-viec-la-gi