Kết thúc năm 2022, ngành IT vẫn thiếu hụt từ 70.000 - 90.000 nhân sự ở nhiều vị trí khác nhau (TopDev). Dự đoán 2023 sẽ là một năm bùng nổ về nhân lực trong lĩnh vực này. Hãy cùng TopCV tìm hiểu về các vị trí HOT và mức lương Dev IT sắp tới nhé.

Xu hướng tuyển dụng nhân viên IT năm 2023

Theo Gartner, gần 2/3 giám đốc điều hành CNTT coi tình trạng thiếu nhân tài là rào cản lớn nhất đối với việc áp dụng các công nghệ mới nổi, số lượng thiếu hụt này đã tăng từ mức chỉ 4% vào năm 2020. Theo dự báo khác từ Research And Markets, thị trường chuyển đổi kỹ thuật số toàn cầu được dự báo sẽ vượt mức 1,5 nghìn tỷ đô la vào năm 2027, tăng từ khoảng 595 tỷ đô la vào năm 2022. Tại Việt Nam, theo TopDev, ngành IT đã thiếu hụt đến 90.000 nhân sự sau năm 2022. 

Điều này tạo ra tình trạng “thị trường đỏ” trong lĩnh vực tuyển dụng IT và sự cạnh tranh khốc liệt hơn giữa các doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm nhân tài. Tuy vậy, đây lại là một trong những cơ hội tìm kiếm việc làm hấp dẫn cho các bạn ứng viên IT. Với sự khát nhân lực đó, các ứng viên có kỹ năng tốt, kiến thức chuyên môn vững chắc sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với những việc làm hấp dẫn hơn.

Nhu cầu tuyển dụng nhân viên IT đang ngày càng cao hơn
Nhu cầu tuyển dụng nhân viên IT đang ngày càng cao hơn

Tổng hợp mức lương Dev theo cấp bậc nhân viên

Với những tiềm năng cơ hội việc làm ở trên, có rất nhiều vị trí trong lĩnh vực IT mà bạn có thể tìm hiểu và ứng tuyển. Dưới đây là những vị trí và mức lương Dev ở cấp bậc nhân viên - cấp bậc khởi đầu cho lộ trình thăng tiến trong IT để bạn có thể tham khảo:

Backend Developer

Backend Developer là vị trí gắn liền với sự phát triển của website. Các Backend Developer là những chuyên gia xây dựng và duy trì các cơ chế xử lý dữ liệu và thực hiện các hành động trên trang web. Họ cần có kỹ năng chuyên môn kỹ thuật, tư duy phân tích, kỹ năng cộng tác xuất sắc.

Nhiệm vụ của BackEnd Developer:

  • Tìm hiểu về mục tiêu phát triển website và đưa ra những giải pháp phát triển phù hợp.
  • Xây dựng và duy trì website: Sử dụng các công cụ, framework và ngôn ngữ khác nhau để xác định cách tốt nhất để phát triển các nguyên mẫu trực quan, thân thiện với người dùng và biến chúng thành các trang web.
  • Thực hiện viết các loại code chất lượng cao để tạo ra các ứng dụng web bền vững, rõ ràng và dễ bảo mật.
  • Thực hiện kiểm tra đảm bảo chất lượng.
  • Đánh giá hiệu quả, tốc độ của website.
  • Thực hiện các công việc liên quan đến khắc phục sự cố, gỡ lỗi, bảo trì,... của website.

Mức lương BackEnd Developer: Trung bình tham khảo từ 15.7 - 27.1 triệu đồng/tháng. Thấp nhất là 6 triệu đồng/tháng và cao nhất là 69 triệu đồng/tháng.

Backend Developer là vị trí gắn liền với sự phát triển của website
Backend Developer là vị trí gắn liền với sự phát triển của website

FrontEnd Developer

FrontEnd Developer là những người thực hiện phát triển giao diện người dùng (UI) trên các ứng dụng website. Họ sẽ sử dụng ngôn ngữ lập trình, HTML, CSS,... để thực hiện công việc của mình. Mục tiêu trong công việc của FrontEnd Developer là đảm bảo rằng khi người dùng mở trang web, họ sẽ thấy thông tin ở định dạng dễ đọc và phù hợp.

Nhiệm vụ của Frontend Developer:

  • Thực hiện tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên ứng dụng website.
  • Sử dụng các công cụ, ngôn ngữ lập trình, HTML, CSS,... để đảm bảo rằng website hấp dẫn, thu hút và hoạt động tốt nhất có thể.
  • Thực hiện nâng cao năng suất với việc sử dụng các JavaScript Frameworks.
  • Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản lý nội dung, thay đổi, cập nhật thiết kế web, phân tích các tương tác, gỡ lỗi nếu có,...
  • Phân tích hiệu suất liên quan đến phía máy khác để trang web có thể hiểu rõ hơn về trải nghiệm người dùng, tương tác của người dùng.
  • Làm việc với các UX specialists, Web designer,... để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng truy cập.

Mức lương Dev đối với vị trí Frontend Developer: Trung bình tham khảo khoảng 16 - 24 triệu đồng/tháng. Thấp nhất khoảng 6 triệu đồng/tháng, cao nhất khoảng 57.5 triệu đồng/tháng.

FrontEnd Developer sẽ thực hiện nhiệm vụ phát triển giao diện người dùng
FrontEnd Developer sẽ thực hiện nhiệm vụ phát triển giao diện người dùng

Full-stack Developer

Full-stack Developer cũng là một vị trí mà bạn có thể tham khảo khi tìm hiểu về những cơ hội việc làm, mức lương Dev trong lĩnh vực IT. Full-stack Developer là những người sẽ làm việc với tất cả những vấn đề liên quan đến BackEnd và FrontEnd của website. Nghĩa là, họ sẽ chịu trách nhiệm về giao diện trực quan cũng như cơ sở hạ tầng, logic của website.

Nhiệm vụ của Full-stack Developer:

  • Phát triển và duy trì các dịch vụ và giao diện website. Điều này yêu cầu họ phải thành thạo các kỹ năng liên quan đến tạo trang web có cấu trúc bên trong mạnh mẽ và cung cấp giao diện tương tác và trực quan cho khách hàng.
  • Làm việc với CSS, HTML và JavaScript, cùng với các bộ tiền xử lý CSS, để tạo ra các nền tảng hướng tới khách hàng. Xây dựng các tính năng hoặc API sản phẩm mới.
  • Quản lý cơ sở dữ liệu và máy chủ của ứng dụng website.
  • Thực hiện mã hóa chức năng của ứng dụng web trên nhiều ngôn ngữ, nền tảng cần thiết.
  • Tương tác, làm việc với các Developer khác để phát triển những yếu tố chi tiết, thiết kế đồ họa,... cho website nhằm tạo ra sản phẩm tốt nhất có thể.
  • Thực hiện kiểm tra, khắc phục sự cố phần mềm và sửa lỗi.

Mức lương của Full-stack Developer: Trung bình tham khảo khoảng 17.1 - 37.1 triệu đồng/tháng. Thấp nhất là 6 triệu đồng/tháng, cao nhất là 80.5 triệu đồng/tháng.

 Full-stack Developer sẽ làm việc với vấn đề liên quan đến BackEnd và FrontEnd
 Full-stack Developer sẽ làm việc với vấn đề liên quan đến BackEnd và FrontEnd

Data Engineer

Data Engineer hiện cũng là một vị trí đang được tuyển dụng nhiều trong lĩnh vực IT. Họ thường chịu trách nhiệm liên quan đến việc thiết kế, xây dựng, tối ưu hóa các hệ thống thu thập, lưu trữ, truy cập và phân tích dữ liệu. Họ cũng tạo ra các đường dẫn dữ liệu cho các bên liên quan có thể truy cập và tìm hiểu, phục vụ cho mục tiêu chung của tổ chức, doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của Data Engineer:

  • Quản lý và sắp xếp dữ liệu, theo dõi các xu hướng , sự không nhất quán sẽ ảnh hưởng đến các mục tiêu kinh doanh và điều chỉnh kịp thời.
  • Phát triển, xây dựng, thử nghiệm và bảo trì các kiến trúc, hệ thống cơ sở dữ liệu.
  • Thu thập và phát triển quy trình sử dụng, phân tích dữ liệu.
  • Sử dụng các ngôn ngữ lập trình, công cụ liên quan để giúp quá trình làm việc với dữ liệu được hiệu quả hơn.
  • Phối hợp cùng các bộ phận khác, sử dụng cơ sở dữ liệu để giải quyết những vấn đề kinh doanh của tổ chức.

Mức lương của Data Engineer: Trung bình tham khảo khoảng 17.5 - 29.8 triệu đồng/tháng. Thấp nhất khoảng 7 triệu đồng/tháng, cao nhất khoảng 81.2 triệu đồng/tháng.

Data Engineer đang được tuyển dụng nhiều trong lĩnh vực IT
Data Engineer đang được tuyển dụng nhiều trong lĩnh vực IT

IoT Solutions Architect

IoT Solutions Architect hay kiến trúc sư giải pháp IoT là một vị trí chuyên nghiệp liên quan đến việc phát triển các ứng dụng và ứng dụng thực tế của công nghệ internet vạn vật. Đây là một trong những vị trí có mức lương dev thuộc Top cao trong lĩnh vực IT. Vị trí này sẽ cần làm việc với các bộ phận khác để đảm bảo các ứng dụng được phát triển đáp ứng được mục đích sử dụng thực tế của nó.

Nhiệm vụ của IoT Solutions Architect:

  • Phát triển tầm nhìn liên quan đến IoT và các chiến lược kỹ thuật liên quan khác nhằm đạt được mục tiêu cho doanh nghiệp.
  • Thiết kế kiến trúc IoT, xác định, ghi lại các trạng thái mục tiêu IoT cho tổ chức. Đảm bảo các trạng thái mục tiêu đó có thể đáp ứng và giải quyết các yêu cầu kinh doanh hiện tại và tương lai.
  • Xây dựng các giải pháp IoT, phối hợp cùng các Solution Architect khác để thiết kế và triển khai những giải pháp IoT đó.
  • Tạo ra quy trình xây dựng giải pháp IoT, chuẩn hóa quy trình, định hướng phát triển và thực hiện cải tiến quy trình đó.
  • Phối hợp cùng các nhóm bộ phận khác để giúp các giải pháp IoT mang lại giá trị thực tế cho doanh nghiệp.

Mức lương của IoT Solutions Architect: Tham khảo theo mức lương của cấp bậc Solutions Architect trung bình khoảng từ 30.2 - 45.2 triệu đồng/tháng. Thấp nhất khoảng 15.1 triệu đồng/tháng, cao nhất khoảng 150.8 triệu đồng/tháng.

IoT Solutions Architect là vị trí còn khá mới tại Việt Nam
IoT Solutions Architect là vị trí còn khá mới tại Việt Nam

AI Engineer

AI Engineer - Artificial intelligence Engineer, là những cá nhân sẽ sử dụng công nghệ AI - trí tuệ nhân tạo và machine learning - máy học trong phát triển các ứng dụng, hệ thống của tổ chức. Mục tiêu của vị trí này là giúp tăng hiệu quả, cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận và giúp tổ chức đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn. Bên cạnh đó, AI Engineer cũng tập trung vào việc phát triển các công cụ, hệ thống, quy trình để ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào đời thực.

Nhiệm vụ của AI Engineer:

  • Phối hợp với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và nhóm phát triển phần mềm để xác định quy trình kinh doanh nào có thể được cải thiện bằng cách sử dụng AI.
  • Dựa trên những mục tiêu đã đặt ra, AI Engineer sẽ tạo ra các quy trình để phát triển AI và cơ sở hạ tầng để Ai phát triển trên đó.
  • Áp dụng các kỹ thuật machine learning để phát triển AI tốt hơn. Ví dụ như trong thu thập, nhận diện hình ảnh, hoặc áp dụng kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tự nhiên để sao chép văn bản, giọng nói,...
  • Chuyển đổi các mô hình máy học thành API có thể tích hợp với các ứng dụng khác.
  • Phát triển các hệ thống dữ liệu để hợp lý hóa quá trình chuyển đổi dữ liệu thô thành dữ liệu có cấu trúc cần thiết cho các quy trình AI.

Mức lương của AI Engineer: Trung bình tham khảo tùy vào số năm kinh nghiệm khoảng 24 - 40 triệu đồng/tháng. Thấp nhất khoảng 12 triệu đồng/tháng và cao nhất khoảng 69 triệu đồng/tháng.

AI Engineer sẽ làm việc với công nghệ trí tuệ nhân tạo
AI Engineer sẽ làm việc với công nghệ trí tuệ nhân tạo

Web Developer

Web Developer là người chuyên phát triển các ứng dụng và dịch vụ web (chẳng hạn như trang web, ứng dụng,..) chạy trong trình duyệt web. Đây cũng là một trong những vị trí có mức lương dev hấp dẫn và có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay. Họ sẽ làm những công việc chủ yếu liên quan đến ngôn ngữ lập trình, frameworks, cơ sở dữ liệu,...

Nhiệm vụ của Web Developer

Tùy thuộc vào nhiệm vụ họ phụ trách như FrontEnd, BackEnd hay Full-Stack, nhiệm vụ của Web Developer sẽ khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung họ sẽ thực hiện những công việc sau:

  • Tạo, phát triển và duy trì các ứng dụng, dịch vụ web bằng các kỹ năng chuyên môn như ngôn ngữ lập trình, HTML/CSS.
  • Làm việc với các nhà Web Designer để đáp ứng mong đợi trong bản thiết kế của họ một cách hiệu quả nhất.
  • Đánh giá các yếu tố liên quan đến lập trình với tiêu chuẩn trước đó.
  • Kiểm tra chất lượng của website, dịch vụ website, đảm bảo cho trang web hoạt động hiệu quả.
  • Viết cũng như thực hiện hỗ trợ thiết kế những nội dung, thành phần khác của website.

Mức lương của Web Developer: Trung bình tham khảo khoảng 16.2 - 24.4 triệu đồng/tháng. Mức lương thấp nhất khoảng 8.1 triệu đồng/tháng, mức lương cao nhất khoảng 81.2 triệu đồng/tháng.

Web Developer là người chuyên phát triển các ứng dụng và dịch vụ web
Web Developer là người chuyên phát triển các ứng dụng và dịch vụ web

Software Developer

Trong quá trình tìm hiểu những vị trí dev HOT trong lĩnh vực IT và mức lương dev của những vị trí đó, Software Developer là một trong những công việc được nhiều người quan tâm. Software Developer - nhà phát triển phần mềm là những người sẽ tạo ra các phần mềm, ứng dụng để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Họ sẽ làm việc với các Developer khác nhiều hơn và là một vị trí khác biệt với Software Engineer.

Nhiệm vụ của Software Developer:

  • Thực hiện tiếp nhận yêu cầu, phân  tích những yêu cầu đó.
  • Phát triển, thử nghiệm phần mềm theo yêu cầu đó để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và khách hàng.
  • Đề xuất các phương án để nâng cấp, phát triển những ứng dụng, phần mềm hiện có.
  • Tạo ra các mô hình, sơ đồ hiển thị cho những lập trình viên khác thực hiện code cho các ứng dụng.
  • Giám sát chất lượng, hiệu suất của các ứng dụng, phần mềm thông qua quá trình thử nghiệm, bảo trì định kỳ.

Mức lương của Software Developer: Mức lương trung bình tham khảo khoảng 13.9 - 25.5 triệu đồng/tháng. Mức lương thấp nhất 7 triệu đồng/tháng và mức lương cao nhất 69.6 triệu đồng/tháng.

Software Developer là vị trí liên quan đến phát triển phần mềm
Software Developer là vị trí liên quan đến phát triển phần mềm

Data Analyst

Khi dữ liệu được sản xuất ngày càng nhiều, việc phân tích và sử dụng dữ liệu là điều cần thiết với doanh nghiệp, thì vị trí Data Analyst cũng được quan tâm và tuyển dụng nhiều hơn. Phân tích dữ liệu là quá trình thực hiện thu thập thông tin, phân tích chúng để đưa ra được những cơ sở, hỗ trợ cho quá trình ra quyết định kinh doanh tốt hơn. Và Data Analyst sẽ là người thực hiện những hoạt động này.

Nhiệm vụ của Data Analyst:

  • Thực hiện thu thập dữ liệu bằng những hoạt động như khảo sát, theo dõi đặc điểm của người dùng, khách hàng truy cập hoặc có thể liên kết với những bên cung cấp dữ liệu.
  • Lọc dữ liệu thô để tạo ra những dữ liệu sạch, có nghĩa là những dữ liệu được sắp xếp theo nguyên tắc, logic hoặc theo mục đích nào đó.
  • Phân tích, tạo ra các dữ liệu mô hình bằng cách thiết kế, xây dựng các cấu trúc của cơ sở dữ liệu.
  • Diễn giải dữ liệu sẽ liên quan đến việc tìm ra các mẫu hoặc xu hướng trong dữ liệu có thể trả lời câu hỏi hiện tại.
  • Truyền đạt, thuyết trình những dữ liệu đó cho các đối tác, bộ phận liên quan bằng hình ảnh trực quan như biểu đồ, đồ thị,...

Mức lương Dev vị trí Data Analyst: Trung bình từ 13 - 19.5 triệu đồng/tháng. Mức thấp nhất là 5 triệu đồng/tháng, mức cao nhất là 46 triệu đồng/tháng.

Data Analyst sẽ thực hiện phân tích và chuyển đổi các dữ liệu cần thiết
Data Analyst sẽ thực hiện phân tích và chuyển đổi các dữ liệu cần thiết

Product Owner

Product Owner thường bị nhầm lẫn với vị trí Product Manager, tuy vậy, đây là một vị trí được phát triển và bắt nguồn từ Scrum - một frameworks được sử dụng để xây dựng - hỗ trợ các sản phẩm phức tạp. Theo đó, Product Owner được hiểu là người thực hiện chịu trách nhiệm tối đa hóa giá trị của sản phẩm do công việc của Nhóm phát triển. Họ thường là người duy nhất trong dự án giải quyết những vấn đề, công việc còn tồn đọng.

Nhiệm vụ của Product Owner:

  • Lắng nghe những phản hồi từ khách hàng, chuyển những vấn đề, phản hồi đó thành câu chuyện của người dùng, tạo ra các nhiệm vụ, mục hành động để nhóm phát triển sản phẩm, ứng dụng, dịch vụ,.. xử lý chúng.
  • Xây dựng và thiết lập các ưu tiên của quy trình sản xuất trong quá trình phát triển dự án IT, đảm bảo cho nhóm phát triển dự án biết cụ thể cần tập trung vào điều gì và thứ tự quan trọng như thế nào.
  • Tham gia vào tất cả các cuộc họp có liên quan đến sản phẩm để đảm bảo rằng quá trình phát triển, dự án đang theo đúng lộ trình ban đầu.
  • Đóng vai trò liên kết giữa khách hàng và nhóm phát triển, họ có thể được xem là người đại diện cho khách hàng trong quá trình phát triển dự án.
  • Đưa ra phản hồi mang tính xây dựng về lộ trình sản phẩm đã được phê duyệt.

Mức lương của Product Owner: Trung bình tham khảo khoảng 20.9 - 38.3 triệu đồng/tháng. Mức lương thấp nhất khoảng 10.4 triệu đồng/tháng, mức lương cao nhất khoảng 104.4 triệu đồng/tháng.

Product Owner có thể là người đại diện cho khách hàng trong phát triển dự án
Product Owner có thể là người đại diện cho khách hàng trong phát triển dự án

Software Tester

Software Tester hay các nhân viên Tester là những cá nhân sẽ thực hiện kiểm thử phần mềm để tìm ra các bug, error, defect hay bất kỳ vấn đề gì còn tồn động, ảnh hưởng đến hiệu suất của phần mềm. Họ là một phần của nhóm phát triển sản phẩm, phần mềm và là vị trí phổ biến trong lĩnh vực IT. Để làm việc ở vị trí này, họ cần hiểu về cấu trúc cũng như những vấn đề liên quan đến sản phẩm, dự án, phần mềm.

Nhiệm vụ của Tester:

  • Xem xét các yêu cầu phần mềm và chuẩn bị các kịch bản thử nghiệm.
  • Thực hiện các bài kiểm tra về khả năng sử dụng phần mềm.
  • Phân tích kết quả kiểm tra về tác động cơ sở dữ liệu, bug, error, khả năng sử dụng của phần mềm.
  • Chuẩn bị các báo cáo liên quan về những lỗi phát hiện được trong quá trình kiểm thử phần mềm, chuyển cho bộ phận phụ trách khắc phục những lỗi đó.
  • Tương tác với khách hàng để hiểu yêu cầu sản phẩm.
  • Tham gia đánh giá thiết kế và cung cấp đầu vào về các yêu cầu, thiết kế sản phẩm và các vấn đề tiềm ẩn.

Mức lương của Tester: Mức lương trung bình tham khảo khoảng 10.4 - 17.2 triệu đồng/tháng. Mức lương thấp nhất khoảng 5.4 triệu đồng/tháng và cao nhất khoảng 53.9 triệu đồng/tháng.

Nhu cầu tuyển dụng Tester đang ngày càng nhiều hơn
Nhu cầu tuyển dụng Tester đang ngày càng nhiều hơn

Vị trí và mức lương Dev - cấp bậc quản lý

Bên cạnh cấp bậc nhân viên, nhu cầu tuyển dụng các vị trí quản lý trong lĩnh vực IT cũng đang ngày một cao hơn. Hãy cùng tham khảo một số vị trí quản lý và mức lương Dev của những vị trí này như thế nào ngày sau đây nhé. 

Product Manager

Product Manager chịu trách nhiệm hướng dẫn một đội nhóm sản xuất sản phẩm. Họ thường đóng vai trò quản lý một nhóm nhiều thành viên đa chức năng khác nhau để đưa ra các chiến lược cho sản phẩm đó. Vai trò của một Product Manager có thể khác biệt giữa các công ty với nhau.

Nhiệm vụ của Product Manager:

  • Nghiên cứu về người dùng, sản phẩm, hiểu rõ về những gì người dùng mong muốn ở sản phẩm.
  • Tạo ra chiến lược phát triển sản phẩm dài hạn.
  • Tạo ra kế hoạch, lộ trình để nhóm phát triển thực hiện quá trình phát triển sản phẩm.
  • Điều phối, quản lý và giám sát nhóm phát triển sản phẩm để đạt được mục tiêu ban đầu.

Mức lương của Product Manager: Mức lương trung bình tham khảo khoảng 27.3 - 45.3 triệu đồng/tháng. Mức lương thấp nhất 12.2 triệu đồng/tháng, mức lương cao nhất 121.8 triệu đồng/tháng.

Product Manager chịu trách nhiệm hướng dẫn một đội nhóm sản xuất sản phẩm
Product Manager chịu trách nhiệm hướng dẫn một đội nhóm sản xuất sản phẩm

Project Manager

Project Manager - quản lý dự án là những người sẽ chịu trách nhiệm lãnh đạo đội nhóm để hoàn thành một hoặc nhiều dự án đúng thời hạn, mục tiêu ban đầu đề ra. Vai trò của Project Manager trong các dự án phát triển phần mềm thuộc lĩnh vực IT đang ngày một cao hơn.

Nhiệm vụ của Project Manager:

  • Xác định mục tiêu, phạm vi, yêu cầu của dự án.
  • Lập kế hoạch, chiến lược để thực thi dự án đáp ứng được mục tiêu ban đầu đề ra.
  • Quản lý các tài nguyên, nhân sự thuộc dự án do mình quản lý.
  • Đảm bảo rằng tất cả các dự án được hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi và trong ngân sách.
  • Đo lường hiệu suất dự án bằng cách sử dụng các hệ thống, công cụ và kỹ thuật phù hợp.
  • Thực hiện quản lý rủi ro để giảm thiểu rủi ro dự án, thiết lập và duy trì mối quan hệ với bên thứ ba/nhà cung cấp.

Mức lương của Project Manager: Trung bình tham khảo từ 28.2 - 43.6 triệu đồng/tháng. Mức lương thấp nhất khoảng 18.6 triệu đồng/tháng, mức lương cao nhất khoảng 185.6 triệu đồng/tháng.

Project Manager sẽ là người chịu trách nhiệm phát triển một hoặc nhiều dự án
Project Manager sẽ là người chịu trách nhiệm phát triển một hoặc nhiều dự án

CTO - Chief Technical Officer

CTO - Chief Technical Officer là người điều hành phụ trách nhu cầu công nghệ cũng như nghiên cứu và phát triển (R&D) của một tổ chức. Vị trí này còn có tên gọi là giám đốc kỹ thuật. CTO nằm trong nhóm điều hành của doanh nghiệp, do đó mọi hoạt động, quyết định của CTO sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả, hoạt động kinh doanh của tổ chức.

Nhiệm vụ của CTO:

  • Quản lý, chịu trách nhiệm về tất cả những hoạt động liên quan đến công nghệ, kỹ thuật của công ty.
  • Đảm bảo rằng các nguồn lực công nghệ đáp ứng nhu cầu ngắn hạn và dài hạn của công ty.
  • Xác định tầm nhìn, mục tiêu cho những hoạt động công nghệ của doanh nghiệp.
  • Đưa ra quyết định điều hành thay mặt cho các yêu cầu công nghệ của công ty.
  • Đóng vai trò là người dẫn dắt, lãnh đạo cho những nhân viên công nghệ, IT khác trong doanh nghiệp.

Mức lương của CTO: Mức lương trung bình tham khảo khoảng 58 - 69.6 triệu đồng/tháng. Mức lương thấp nhất khoảng 23.2 triệu đồng/tháng, mức lương cao nhất khoảng 139.2 triệu đồng/tháng.

CTO - Chief Technical Officer là vị trí quản lý điều hành cấp cao
CTO - Chief Technical Officer là vị trí quản lý điều hành cấp cao

Hy vọng những thông tin về các vị trí và mức lương Dev ở trên sẽ giúp bạn đánh giá và lựa chọn được công việc phù hợp với mong muốn, định hướng của mình trong lĩnh vực IT. Bên cạnh đó, nếu bạn cũng đang có nhu cầu tìm kiếm những cơ hội việc làm ở trên, hãy truy cập vào chuyên mục Tìm kiếm việc làm của TopCV. Tại đây, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những tin tuyển dụng theo từng vị trí, khu vực, mức lương,... mà bạn mong muốn nhanh chóng.



source https://www.topcv.vn/review-tat-tan-tat-cac-vi-tri-dev-va-muc-luong-dev