Kỹ sư nông nghiệp đang là một trong những nhóm ngành mới được nhiều bạn trẻ tìm hiểu, quan tâm hiện nay. Hãy cùng TopCV tìm hiểu ngay về những thông tin xung quanh liên quan đến việc làm kỹ sư nông nghiệp ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp

Nông nghiệp là một ngành công nghiệp có “độ tuổi” lâu đời nhất. Tính đến thời điểm hiện tại, nông nghiệp vẫn là ngành cung cấp những sản phẩm, hàng hóa thiết yếu cho con người.

Trong năm 2021, ngành nông nghiệp của Việt Nam đã đạt nhiều sự phát triển vượt bậc. Trong đó, giá trị toàn ngành tăng cao, tỉ lệ xã chuẩn nông thôn mới đạt tới 68,2%, kim ngạch xuất khẩu đạt đến 48.6 tỷ USD.

Với những số liệu đó, bạn có thể thấy rằng, với sự phát triển của ngành, cơ hội việc làm trong nông nghiệp cũng tăng cao. Bên cạnh đó, quá trình ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp cũng đang là một trong những yếu tố để thu hút nhân sự hiện nay cho ngành này.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp đang ngày càng rộng mở
Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp đang ngày càng rộng mở

Kỹ sư nông nghiệp là gì?

Kỹ sư nông nghiệp là những người thực hiện các công việc nghiên cứu, phát triển những hoạt động liên quan đến nông nghiệp. Họ sẽ thực hiện phối hợp những biện pháp công nghệ trong nông nghiệp để giúp quá trình sản xuất được bền vững, an toàn, thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó, kỹ sư nông nghiệp cũng sẽ thực hiện các đề xuất, thử nghiệm thêm các phương pháp mới. Mục tiêu chung của những đề xuất, phương pháp này chính là giúp tăng năng suất nông nghiệp, cải tạo đất, bảo tồn nguồn tài nguyên bền vững trong tương lai.

Tìm hiểu thêm: Cơ hội việc làm Kỹ sư nông nghiệp hấp dẫn

Mô tả công việc kỹ sư nông nghiệp

Vậy, công việc mà một kỹ sư nông nghiệp cần làm là gì. Hiện tại, công việc của kỹ sư nông nghiệp khá đa dạng. Cụ thể, vị trí này thường sẽ làm những nhiệm vụ, công việc như sau:

  • Nuôi trồng, gieo giống các loại thực vật, cây trồng khác nhau mang lại giá trị về kinh tế, giá trị xuất khẩu.
  • Lai tạo các giống cây mới, đáp ứng được mục tiêu năng suất cao, ít nhược điểm và có chất lượng giống tốt.
  • Thực hiện giáo dục, tư vấn cho người nông dân về quá trình chăm sóc, nuôi trồng để giúp họ đạt được hiệu quả sản xuất cao hơn.
  • Nghiên cứu, chế tạo những trang thiết bị hiện đại, giảm sự tham gia, lao động của sức người, từ đó đem lại được hiệu suất làm việc, sản xuất hiệu quả hơn.
  • Thực hiện tìm hiểu những thành phần, ưu – nhược điểm của các loại thuốc, chất hóa học, thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu,… được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.
  • Cung cấp những thông tin hữu ích và có lợi cho người nông dân, giúp họ có thể phòng tránh được những hậu quả, rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện trồng trọt.
  • Lập các bản kế hoạch và thực hiện nghiên cứu thị trường, sản phẩm, các công nghệ liên quan đến quá trình trồng trọt.
  • Thường xuyên chăm sóc, kiểm tra chất lượng cũng như đảm bảo điều kiện môi trường phát triển của các giống cây trồng.

>>> Tham khảo: Ngành công nghệ thực phẩm và những cơ hội việc làm ổn định

Kỹ sư nông nghiệp sẽ làm nhiều nhiệm vụ giúp tăng hiệu quả sản xuất
Kỹ sư nông nghiệp sẽ làm nhiều nhiệm vụ giúp tăng hiệu quả sản xuất

Một số câu hỏi phỏng vấn kỹ sư nông nghiệp

Trong quá trình tìm kiếm việc làm kỹ sư nông nghiệp, bạn sẽ cần trải qua các buổi phỏng vấn, tuyển sinh của vị trí này. Hãy cùng tham khảo ngay một số câu hỏi phỏng vấn, gợi ý trả lời có thể gặp khi tìm kiếm việc làm này ngay sau đây:

Câu 1: Hãy giới thiệu về bản thân của bạn?

Đây là một câu hỏi khá phổ biến. Với câu hỏi này, bạn cần lưu ý trả lời, giới thiệu ngắn gọn từ 2 – 3 phút. Trong câu trả lời của mình, nên lưu ý đầy đủ thông tin về tên, tuổi, tóm tắt kinh nghiệm làm việc và kỹ năng của mình.

Câu 2: Bạn đã từng gặp thách thức gì khi thực hiện những dự án nông nghiệp?

Đây là một câu hỏi được sử dụng để xác định khả năng xử lý tình huống của bạn như thế nào. Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể đưa ra một tình huống cụ thể mà bạn đã gặp phải. Sau đó, hãy giải thích về cách mà bạn xử lý tình huống đó, bài học mà bạn rút ra là gì.

Câu 3: Bạn đã từng sử dụng những thiết bị nông nghiệp nào?

Đây là câu hỏi được đưa ra để xác định thêm về kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng của bạn như thế nào. Hiện tại, ngành nông nghiệp đã và đang ứng dụng khá nhiều thiết bị, công cụ để tăng hiệu quả sản xuất. Do đó, với câu hỏi này, bạn có thể liệt kê ra một số dụng cụ mà bạn đã từng sử dụng. Ví dụ như các loại máy bơm, thiết bị thu hoạch, thiết bị trồng trọt,…

Câu 4: Bạn mong đợi gì ở môi trường làm việc mới?

Đây sẽ là câu hỏi được nhà tuyển dụng đưa ra để xác định xem bạn có phù hợp với môi trường, văn hóa của doanh nghiệp hay không. Với câu hỏi này, bạn nên trả lời thẳng thắn với nhà tuyển dụng để có thể xác định tính phù hợp với doanh nghiệp. Ví dụ, bạn có thể chia trẻ những thông tin liên quan đến đãi ngộ, quyền lợi, môi trường,… mà bạn mong muốn.

Kỹ sư nông nghiệp thi khối nào?

Hiện tại, có khá nhiều trường tại Việt Nam đang đào tạo ngành kỹ sư nông nghiệp. Bạn có thể thi tuyển vào ngành này với những khối học như sau:

  • Khối A00: Bao gồm các môn học là Toán, Vật Lý, Hóa Học.
  • Khối A01: Bao gồm các môn học là Toán, Vật Lý, Tiếng Anh.
  • Khối B00: Bao gồm các môn học là Toán, Sinh Học, Hóa Học.
  • Khối D00: Bao gồm các môn học là Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh.
  • Khối D08: Bao gồm các môn học là Toán, Sinh Học, Tiếng Anh.

Điểm chuẩn ngành kỹ sư nông nghiệp

Điểm chuẩn của ngành kỹ sư nông nghiệp sẽ còn tùy thuộc vào bạn thi đầu vào theo khối nào, trường nào. Bạn có thể tham khảo khung điểm chuẩn của một số trường phổ biến trong đào tạo ngành kỹ sư nông nghiệp như sau:

  • Học viện Nông Nghiệp Việt Nam: Điểm chuẩn từ 15 – 18 điểm.
  • Đại học Nông Nghiệp Hà Nội: Điểm chuẩn từ 17 – 20 điểm.
  • Đại học Nông Lâm TPHCM: Điểm chuẩn từ 16 – 22 điểm.
  • Đại học Nông Lâm Thái Nguyên: Điểm chuẩn từ 13 – 17 điểm.
  • Đại học Lâm Nghiệp: Điểm chuẩn trung bình 15 điểm.

Những thông tin điểm chuẩn ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và được thống kê vào năm 2021. Điểm chuẩn cụ thể sẽ tùy thuộc vào từng năm và ngành học cụ thể mà bạn lựa chọn.

Điểm chuẩn ngành nông nghiệp sẽ còn tùy thuộc vào từng năm và ngành học
Điểm chuẩn ngành nông nghiệp sẽ còn tùy thuộc vào từng năm và ngành học

Kỹ sư nông nghiệp học trường nào?

Hiện nay, có khá nhiều trường đang thực hiện đào tạo ngành kỹ sư nông nghiệp hoặc những nhóm ngành liên quan. Bạn có thể tham khảo một số trường đại học sau đây nếu muốn theo học ngành này:

  • Học viện Nông Nghiệp Việt Nam: Các nhóm ngành như Kinh tế nông nghiệp, Quản trị kinh doanh nông nghiệp, Khoa học cây trồng, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi Thú Ý, Khoa học đất và dinh dưỡng cây trồng,…
  • Trường Đại học Nông Lâm TPHCM: Các nhóm ngành như Chăn nuôi, Thú Y, Công nghệ sinh học, Kinh doanh nông nghiệp, Phát triển nông thôn, Nông học, Bảo vệ thực vật, Nuôi trồng thủy sản,…
  • Đại học Nông Nghiệp Hà Nội: Các nhóm ngành như Quản lý tài nguyên và môi trường, Công nghệ rau quả cảnh quan, Phân bón và dinh dưỡng cây trồng, Khoa học cây trồng, Nông Nghiệp,…
  • Trường Đại học Lâm Nghiệp: Ngành Lâm sinh, Lâm học, Khoa học môi trường, Quản lý đất đai, Thú Y, Khoa học cây trồng, Quản lý tài nguyên thiên nhiên,…
  • Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên: Các nhóm ngành như Công nghệ chế biến lâm sản, Chăn nuôi thú ý, Thú y, Khoa học cây trồng, Kinh tế nông nghiệp,…
  • Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế: Các nhóm ngành như Công nghệ sau thu hoạch, Khuyến nông – phát triển nông thôn, Chăn nuôi – Thú Y, Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Quản lý Thủy sản,…

Mức lương kỹ sư nông nghiệp

Trong nhóm ngành kỹ sư nông nghiệp sẽ có nhiều vị trí khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào việc bạn đang đảm nhiệm vị trí chuyên môn nào, mức thu nhập của bạn sẽ khác nhau. Tuy vậy, bạn cũng có thể tham khảo một số mức lương trung bình được khảo sát như sau:

  • Mức lương trung bình: 9.700.000 đồng/tháng.
  • Mức lương thấp nhất: 5.000.000 đồng/tháng.
  • Mức lương trung bình thấp: 8.100.000 đồng/tháng.
  • Mức lương trung bình cao: 11.300.000 đồng/tháng.
  • Mức lương cao nhất: 32.400.000 đồng/tháng.

Mức lương một số vị trí liên quan khác:

  • Kỹ sư bảo vệ thực vật: Trung bình từ 8.000.000 – 10.000.000 đồng/tháng.
  • Kỹ sư chăn nuôi: Trung bình từ 15.000.000 đồng/tháng.
  • Kỹ sư thú y: Trung bình từ 8.000.000 – 12.000.000 đồng/tháng.
  • Nhân viên trồng trọt: Trung bình từ 5.000.000 – 30.000.000 đồng/tháng.
  • Nhân viên kỹ thuật nông nghiệp: Trung bình từ 6.000.000 – 10.000.000 đồng/tháng.

Tìm hiểu thêm: Cơ hội việc làm ngành Nông/Lâm/Ngư Nghiệp

Tìm việc làm kỹ sư nông nghiệp ở đâu?

Hiện tại, với sự phát triển của mạng lưới internet toàn cầu, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm kiếm được những cơ hội việc làm liên quan đến kỹ sư nông nghiệp. Trong đó, bạn cũng có thể tham khảo một số kênh tìm kiếm việc làm như sao:

Các group, hội nhóm trên mạng xã hội: Hiện tại, có khá nhiều group, hội nhóm liên quan đến nhóm ngành kỹ sư nông nghiệp hoặc các vị trí trong ngành nông nghiệp. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tham gia vào những hội nhóm này để tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp.

Liên hệ trực tiếp tại các đơn vị nuôi trồng nông nghiệp: Đây cũng là một trong những cách để bạn có thể tìm kiếm việc làm liên quan. Tuy vậy, không phải lúc nào các đơn vị này cũng sẽ có nhu cầu tuyển dụng liên tục.

Tìm việc trên các website trung gian: Ngày nay, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm kỹ sư nông nghiệp qua các website việc làm trung gian. Một số website uy tín với số lượng tin tuyển dụng lớn có thể kể đến như TopCV, Vietnamworks, Careerbuilder,…

Bạn có thể tìm việc làm ngành nông nghiệp tại TopCV
Bạn có thể tìm việc làm ngành nông nghiệp tại TopCV

Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghề kỹ sư nông nghiệp. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm những cơ hội việc làm liên quan đến vị trí này, hãy truy cập ngay TopCV. Bạn sẽ tiếp cận được với những tin tuyển dụng với mức thu nhập rất hấp dẫn.



source https://www.topcv.vn/ky-su-nong-nghiep-la-gi