Trong nhóm các ngành kỹ sư, kỹ sư điện sẽ là một công việc được nhiều bạn quan tâm. Tuy vậy, nhiều bạn vẫn chưa hiểu về tính chất công việc, mức lương của vị trí này như thế nào. Nếu bạn đang tìm hiểu về công việc, mức lương của kỹ sư điện, bài viết của TopCV dưới đây sẽ hữu ích cho bạn.

Tìm hiểu về kỹ sư điện là gì?

Kỹ sư điện – Electrical Engineer – hiểu đơn giản là người sẽ thực hiện phụ trách nghiên cứu, thiết kế, triển khai xây dựng và hoàn thiện những vấn đề liên quan đến hệ thống điện. Công việc này bao gồm cả việc theo dõi, xử lý sự cố, các tình huống bất thường khi nó xảy ra.

Kỹ sư điện sẽ phụ trách các vấn đề liên quan đến hệ thống điện
Kỹ sư điện sẽ phụ trách các vấn đề liên quan đến hệ thống điện

Nếu hiểu chính xác hơn, khái niệm kỹ sư điện sẽ được sử dụng cho những người có kiến thức chuyên môn liên quan đến điện, có khả năng để vận dụng các kiến thức chuyên môn đó vào thực tiễn. Kỹ sư điện sẽ làm việc trong nhiều ngành khác nhau, ví dụ như điện dân dụng, thiết kế hệ thống điện cho các loại xe máy, oto,…

Kỹ sư điện được chia thành nhiều vị trí khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung sẽ thuộc 2 chuyên ngành phổ biến như sau:

  • Kỹ sư điện – điện tử: Nhóm này chủ yếu sẽ thực hiện các công việc liên quan đến những kiến thức, yếu tố chuyên sâu về điện có dây.
  • Kỹ sư điện tử - viễn thông: Tập trung chủ yếu vào những dịch vụ thông tin không dây, bao gồm hệ thống mạng máy tính, mạng viễn thông.

Tìm hiểu thêm: Kỹ sư là gì? Một số việc làm kỹ sư HOT hiện nay

Kỹ sư điện lương bao nhiêu?

Mức lương của kỹ sư điện là bao nhiêu còn tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm và nhóm chuyên ngành mà bạn làm việc. Tuy vậy, bạn cũng có thể tham khảo một số thông tin liên quan đến mức lương của vị trí này như sau:

  • Với sinh viên vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm: Mức lương trung bình từ 7.000.000 – 9.000.000 đồng. Một số doanh nghiệp nước ngoài sẽ có thể đạt mức lương cao hơn, từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng/tháng.
  • Với kỹ sư có từ 1 – 2 năm kinh nghiệm, thường làm việc tại vị trí chuyên viên: Mức lương trung bình khoảng từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng.
  • Với kỹ sư có từ trên 3 năm kinh nghiệm, thường đảm nhiệm vị trí chuyên viên, tư vấn viên cao cấp, quản lý đội nhóm: Mức lương trung bình thường trên 20.000.000 đồng/tháng.

Trên đây chỉ là mức lương tham khảo, mức thực tế sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy vậy, bạn cũng có thể nhận thấy rằng, đây là một ngành nghề có mức thu nhập hấp dẫn và cơ hội nghề nghiệp cũng đang ngày một rộng mở hơn.

Công việc của kỹ sư điện như thế nào?

Để biết được chính xác công việc, nhiệm vụ của vị trí này như thế nào, sẽ còn tùy thuộc vào quy mô làm việc của doanh nghiệp ra sao. Tuy vậy, nhìn chung các kỹ sư điện sẽ có những nhiệm vụ, công việc chính như sau:

Khảo sát công trình, lựa chọn phương án thi công

Đây sẽ là một nhiệm vụ mà hầu hết các bạn làm kỹ sư thực hiện thiết kế hệ thống điện cho công trình xây dựng sẽ cần thực hiện. Bao gồm những công việc như:

  • Khảo sát công trình mà bạn sẽ thực hiện thiết kế thi công hệ thống điện.
  • Tiếp nhận bản vẽ chi tiết từ đơn vị xây dựng cung cấp, thông tin liên quan đến kết cấu công trình, điều đó thực hiện khảo sát mặt bằng và phác thảo chọn nơi đặt hệ thống phát điện/trạm cung cấp điện.
  • Tìm hiểu và nắm rõ kết cấu của công trình cũng như kế hoạch thi công.
  • Thực hiện thiết kế hệ thống điện và đưa ra những phương án thi công phù hợp với quá trình công trình được xây dựng.
Kỹ sư điện cần khảo sát công trình, dự án để thiết kế hệ thống điện phù hợp
Kỹ sư điện cần khảo sát công trình, dự án để thiết kế hệ thống điện phù hợp

Thực hiện thống kê vật tư, lập dự án thi công

Dựa theo bản thiết kế về hệ thống điện nói trên, lúc này bạn sẽ cần:

  • Thống kê các thông tin liên quan đến vật tư, chỉ cần thiết để có thể hoàn thiện được hệ thống điện tại công trình.
  • Đưa ra những con số cụ thể liên quan đến từng hạng mục, đúng với bản vẽ thiết kế của từng dự án mà chuyển sang cho bộ phận thi công trực tiếp.

Công việc liên quan đến vai trò quản lý

Với chuyên môn là kỹ sư, bạn sẽ cần phải thực hiện thêm các công việc liên quan đến vai trò quản lý và tham mưu của mình. Bao gồm:

  • Đóng góp ý kiến và đề xuất, tham mưu cho ban lãnh đạo, ban quản lý dự án hoặc đơn vị nhà thầu những vấn đề liên quan đến cải tiến điện, hệ thống và mạng lưới điện.
  • Thực hiện hoàn thiện các kế hoạch liên quan đến thiết kế hệ thống điện, thuyết trình và giải trình với các bên liên quan.
  • Thực hiện bố trí nhân lực để đảm nhiệm các nhiệm vụ cụ thể trong dự án. Đảm bảo quá trình thực hiện dự án được đúng tiến độ với kế hoạch đã đề ra trước đó.
  • Thực hiện quản lý và giám sát quá trình thi công hệ thống điện của dự án, doanh nghiệp.
  • Thường xuyên theo dõi cũng như báo cáo tiến độ triển khai hệ thống điện với các bên liên quan.
  • Đảm bảo nguồn ngân sách được sử dụng đúng đắn với từng giai đoạn thi công hệ thống điện.
  • Kiểm soát chất lượng của mạng lưới điện trong công trình, khi có sự cố phát sinh cần báo cáo với các bên liên quan và xử lý kịp thời.
  • Chuẩn bị các loại hồ sơ hoặc biên bản liên quan đến việc nghiệm thu công trình điện.
  • Trực tiếp tham gia vào quá trình vận hành cũng như nghiệm thu các thiết bị điện của doanh nghiệp, dự án.

Công việc liên quan đến vai trò nghiên cứu

Thông thường, nếu bạn làm việc tại các phòng nghiên cứu sản phẩm của doanh nghiệp, chuyên sản xuất và kinh doanh các loại thiết bị điện, đây sẽ là một nhiệm vụ thường gặp. Với nhiệm vụ này bạn cần:

  • Tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến với các bộ phận khác như phòng thiết bị vật tư, phòng sản xuất,... để đưa ra được những thiết kế và nghiên cứu các sản phẩm điện mới của doanh nghiệp.
  • Thực hiện vai trò bảo mật hồ sơ nghiên cứu cũng như hồ sơ đấu thầu để cung cấp các thiết bị điện.
  • Phối hợp cùng các bộ phận khác chạy thử nghiệm sản phẩm mẫu, lập tức báo cáo cần thiết để trình cấp trên phê.
  • Theo dõi và hỗ trợ quá trình sản xuất thiết bị điện mới trong giai đoạn đầu.
  • Thời phát hiện và báo cáo những vấn đề phát sinh giữa sản phẩm sản xuất hàng loạt và sản phẩm mẫu.

Một số công việc chuyên môn khác

Bên cạnh những nhiệm vụ nói trên thì kỹ sư điện cũng cần phải thực hiện chuyên môn khác. Ví dụ như sau:

  • Tư vấn cho doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư về những loại vật tư của hệ thống điện có thể giúp tiết kiệm và đảm bảo chất lượng công trình.
  • Viên đặt với những bên phân phối vật tư trong hệ thống điện.
  • Thực hiện các công việc liên quan đến bảo dưỡng cũng như kiểm tra hệ thống điện định kỳ.
  • Lưu trữ các loại hồ sơ liên quan đến hệ thống điện tổng thể, hệ thống điện chi tiết.
  • Đào tạo và hướng dẫn cũng như chuyển giao các vấn đề liên quan đến hệ thống điện cho người phụ trách tại công trình.
Kỹ sư điện cần lưu trữ lại các loại hồ sơ liên quan đến hệ thống điện
Kỹ sư điện cần lưu trữ lại các loại hồ sơ liên quan đến hệ thống điện

Yêu cầu cần có để làm kỹ sư điện

Vậy để có thể trở thành một kỹ sư điện và nhận được mức lương hấp dẫn, bạn sẽ cần phải đáp ứng một số yêu cầu cũng như kỹ năng sau đây:

Các yêu cầu chuyên môn

Đây là một trong những yếu tố tiên quyết mà bạn cần phải đáp ứng để có thể làm kỹ sư điện. Bạn sẽ cần có bằng cấp liên quan đến công việc mà mình đang thực hiện. Hiện tại, có rất nhiều hệ đại học chuyên ngành điện tử, điện viễn thông bạn có thể theo học mà làm việc trong lĩnh vực này.

Cụ thể, bài kỹ năng và yêu cầu chuyên môn thường được các doanh nghiệp ưu tiên như:

  • Có sự hiểu biết và kiến thức chuyên môn liên quan đến hệ thống mạch điện, đọc thành thạo các bản vẽ kỹ thuật về hệ thống điện cũng như các thiết bị điện.
  • Kỹ năng lập trình hệ thống điện: Thường thì đây là một kỹ năng mà các kỹ sư muốn làm việc với những hệ thống điện tự động sẽ cần phải có. Kỹ năng này sẽ liên quan đến vấn đề lập trình hệ thống vi mạch điện tự động hóa cho doanh nghiệp.
  • Có kiến thức liên quan đến pháp luật: Đặc biệt đối với những bạn thường xuyên làm việc liên quan đến đấu thầu và cung cấp điện, kiến thức Pháp Luật liên quan đến công việc của bạn sẽ bao gồm như luật doanh nghiệp, Luật xây dựng, luật đầu tư,...
  • Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo đạc, tính toán điện năng.

Một số kỹ năng cần thiết khác

Bên cạnh yếu tố chuyên môn thì một kỹ sư điện cũng cần phải có những kỹ năng như sau:

Khả năng tư duy logic

Khi làm việc ở vị trí là một kỹ sư điện, bạn sẽ thường xuyên phải giải quyết những vấn đề có liên quan đến máy móc, bị và các chi tiết. Do đó bạn sẽ cần phải có kỹ năng liên quan đến phân tích và tư duy logic để tránh các sai sót có thể gặp phải.

Có kỹ năng tổ chức, quản lý tốt

Đa phần công việc của bạn sẽ thường xuyên phải làm việc với các dự án, công trình và cần phối hợp với nhiều đơn vị liên quan khác. Bên cạnh đó khối lượng công việc cũng sẽ rất lớn.

Do đó kỹ năng quản lý và tổ chức tốt sẽ giúp bạn có thể sắp xếp được công việc một cách hợp lý hơn. Điều này cũng sẽ tránh việc bị chồng chéo công việc dẫn đến kém hiệu quả và chậm tiến độ.

Kỹ năng tương tác

Đặc thù công việc của ngành kỹ sư điện là bạn sẽ thường xuyên làm việc với rất nhiều đối tác, bộ phận khác nhau. Do đó bạn cần có kỹ năng tương tác, giao tiếp và làm việc nhóm tốt. Nhóm kỹ năng này sẽ giúp cho bạn có thể làm việc thuận lợi và hiệu quả hơn.

Tìm hiểu thêm: Những việc làm kỹ sư điện với thu nhập hấp dẫn

Kỹ sư điện cần có kỹ năng tương tác, giao tiếp linh hoạt trong công việc
Kỹ sư điện cần có kỹ năng tương tác, giao tiếp linh hoạt trong công việc

Trên đây là những thông tin liên quan đến vị trí kỹ sư điện. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về kỹ sư điện là gì, mức lương của kỹ sư điện là bao nhiêu. Nếu cần tìm kiếm những cơ hội việc làm liên quan đến vị trí này, bạn có thể truy cập ngay vào TopCV. Bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều việc làm có mức lương hấp dẫn hơn.



source https://www.topcv.vn/ky-su-dien-la-gi