Đối với những công ty sản xuất, vị trí quản lý sản xuất đóng vai trò rất quan trọng. Bởi họ sẽ chịu trách nhiệm chính cho dây chuyền sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, những câu hỏi phỏng vấn quản lý sản xuất thường sẽ được lựa chọn khắt khe. Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi phỏng vấn quản lý sản xuất sau đây của TopCV nếu bạn sắp có buổi phỏng vấn ở vị trí này sắp tới.
Câu 1: Hãy mô tả về phong cách quản lý của bạn trong công việc như thế nào?
Đối với những vị trí quản lý sản xuất, đây là một câu hỏi thường gặp. Với câu hỏi phỏng vấn quản lý sản xuất này, nhà tuyển dụng muốn xác định xem bạn sẽ làm gì để có thể quản lý, tạo động lực cũng như dẫn dắt nhân viên của mình.
Bên cạnh đó, câu hỏi phỏng vấn này cũng được đưa ra để xác định xem bạn có phải là một người linh hoạt không. Bởi, không phải phong cách quản lý nào cũng sẽ phù hợp với tất cả doanh nghiệp. Do đó, để trả lời được câu hỏi phỏng vấn quản lý sản xuất này, bạn nên thể hiện được những quan điểm như sau:
- Hãy đưa ra một tình huống, ví dụ về “hành vi” quản lý của bạn trong quá khứ.
- Nếu bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm ở vị trí quản lý, hãy tham khảo phong cách lãnh đạo của các quản lý, cấp trên của bạn trước đây.
- Tìm hiểu về những phẩm chất mà bạn cần có để trở thành một nhà quản lý sản xuất giỏi.
- Từ những dữ liệu trên, hãy quyết định phong cách quản lý mà bạn muốn áp dụng. Để câu trả lời ấn tượng hơn, bạn có thể miêu tả lại hình ảnh bạn (người quản lý) muốn người khác nhìn thấy là gì.
>>> Tham khảo: Nhân viên quản lý sản xuất là gì? Có nên làm nhân viên quản lý sản xuất?
Ngoài ra, để ghi điểm tốt hơn khi được nhà tuyển dụng đặt câu hỏi phỏng vấn quản lý sản xuất này, bạn có thể trả lời thêm về phương pháp làm việc hiệu quả. Hầu hết các phòng sản xuất đều sẽ thường xuyên bị chịu áp lực từ KPI. Do đó, khi là một quản lý sản xuất, bạn sẽ cần có phương pháp làm việc phù hợp để đạt được những KPI này.
Câu 2: Theo bạn, nhiệm vụ của một quản lý sản xuất sẽ bao gồm những gì?
Đây cũng sẽ là một trong những câu hỏi phỏng vấn quản lý sản xuất mà bạn có thể gặp trong buổi phỏng vấn sắp tới của mình. Với câu hỏi phỏng vấn quản lý sản xuất này, nhà tuyển dụng muốn xác định xem bạn có thực sự hiểu rõ về vị trí mà sắp tới mà bạn sẽ làm việc không.
Bạn có thể tham khảo một số nhiệm vụ sau đây để trả lời câu hỏi phỏng vấn quản lý sản xuất này:
- Lên kế hoạch phân tích đơn hàng từ yêu cầu của khách hàng cùng bộ phận kinh doanh.
- Nhận nhiệm vụ lập kế hoạch, lên chiến lược sản xuất các sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp dựa vào định hướng ban đầu, ngân sách được phân bổ.
- Phân công nhiệm vụ, điều phối quá trình sản xuất cho đội ngũ nhân viên của bộ phận sản xuất cũng như bộ phận liên quan khác.
- Kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến sản xuất hàng hóa. Ví dụ như đầu vào nguyên liệu, thiết bị, sản xuất như thế nào, dây chuyền,…
- Đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sản xuất, giám sát công nhân, lao động ở những bộ phận sản xuất, bộ phận liên quan.
- Quản lý máy móc, thiết bị sản xuất như lên các kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, thu mua thêm thiết bị chi tiết,…
- Quản lý, tuyển dụng, đào tạo cho nhân sự mới, đào tạo nâng cao chuyên môn cho các nhân sự cũ,…
>>> Có thể bạn quan tâm: Tất tần tật vấn đề bạn nên biết về nhân viên kế hoạch sản xuất
Câu 3: Những khó khăn khi bắt đầu sản xuất một sản phẩm mới là gì?
Với vai trò là một quản lý trong doanh nghiệp, quản lý sản xuất sẽ không chỉ có tầm nhìn, nhiệm vụ trong phòng ban của mình. Do đó, câu hỏi phỏng vấn quản lý sản xuất này sẽ được sử dụng để xác định xem ứng viên có tầm nhìn tốt hay không.
Đối với việc sản xuất sản phẩm mới ở bất kỳ doanh nghiệp, lĩnh vực nào đều sẽ gặp phải những khó khăn, thách thức riêng. Với câu hỏi phỏng vấn quản lý sản xuất về khó khăn đối với sản phẩm mới như thế nào, bạn sẽ cần lưu ý:
- Xác định và tìm hiểu về ngành nghề sản xuất mà công ty đang hoạt động là gì.
- Tìm hiểu về quy trình sản xuất, quá trình đưa sản phẩm của lĩnh vực đó ra thị trường ra sao.
Từ những thông tin đó, bạn có thể đưa ra một số khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi bắt đầu sản xuất sản phẩm mới. Ví dụ như:
- Khó khăn thương mại: Giá thành nguyên vật liệu đầu vào, chi phí sản xuất như thế nào, giá thành khi bán ra, lợi nhuận thu được ra sao,…
- Khó khăn về sự chuyển đổi: Ngành sản xuất cũng sẽ chịu tác động chung của sự phát triển công nghệ. Khách hàng, doanh nghiệp sẽ luôn có những thay đổi, cập nhật liên tục về sản phẩm. Nếu không có những kế hoạch ứng biến linh hoạt, tuổi đời sản phẩm mới có thể sẽ rất thấp.
- Khó khăn về thời gian: Sẽ có rất nhiều áp lực liên quan đến thời gian sản xuất. Nó có thể xuất phát từ việc không đủ nguồn nhân lực, máy móc bị hư hỏng, gặp sự cố,…
- Một số khó khăn khác: Khó khăn từ những chi tiết sản xuất, sự sáng tạo hạn chế, sự phức tạp trong quá trình làm việc, sản xuất,…
Câu 4: Bạn xử lý như thế nào nếu gặp sản phẩm lỗi trong sản xuất?
Đây cũng là một trong những câu hỏi phỏng vấn quản lý sản xuất mà bạn có thể gặp phải. Câu hỏi này được nhà tuyển dụng đặt ra để kiểm tra về kỹ năng kiểm soát chất lượng của ứng viên với vai trò là người quản lý như thế nào.
Để trả lời câu hỏi này, bạn nên đưa ra một tình huống thực tế dựa vào kinh nghiệm thực chiến của mình trước đó. Khi gặp trường hợp khó khăn đó, bạn đã xử lý như thế nào. Ví dụ như:
- Kiểm tra lại toàn bộ nguyên vật liệu, quy trình sản xuất để xác định khâu nào gây ra lỗi cho sản phẩm.
- Kiểm tra lại toàn bộ hàng hóa để xác định xem lô sản phẩm có hàng hóa bị lỗi đã phân phối ra thị trường hay chưa.
- Đưa ra phương án để khắc phục trong các trường hợp lô sản phẩm có hàng hóa bị lỗi đã/chưa được đưa ra thị trường như thế nào.
- Thảo luận với bộ phận truyền thông, các bộ phận liên quan để đưa ra hướng xử lý, khắc phục, ổn định tâm lý khách hàng, thị trường,…
Câu 5: Khó khăn nhất mà bạn từng gặp phải khi làm quản lý sản xuất là gì?
Đây sẽ là câu hỏi phỏng vấn quản lý sản xuất được sử dụng để xác định khả năng nhận định công việc của ứng viên. Với câu hỏi này, bạn có thể Đưa ra tình huống khó khăn nhất mà bạn gặp phải dựa vào thực tế, kinh nghiệm làm việc trước đó. Ví dụ như:
“Khó khăn lớn nhất theo quan điểm cá nhân của tôi chính là khâu quản lý sản xuất trong doanh nghiệp. Hiện nay, theo tìm hiểu của tôi, có khá nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa đầu tư thêm công nghệ vào tiến trình sản xuất. Điều này sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến thời gian, chi phí sản xuất, nhầm lẫn đơn hàng, dữ liệu,…
Do đó, đối với khó khăn này, tôi thường tìm hiểu và ứng dụng những phần mềm phù hợp để quản lý tiến độ, vận hành quá trình sản xuất. Từ những sự khắc phục đó, tôi nhận thấy quá trình sản xuất có sự giảm thiểu về chi phí, thời gian hơn, quản lý hàng hóa dễ dàng hơn,…”.
Câu 6: Trong trường hợp chậm tiến độ, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Trong quá trình sản xuất sản phẩm, hàng hóa, chậm tiến độ là một trong những sự cố mà bạn có thể gặp phải. Câu hỏi phỏng vấn quản lý sản xuất này được nhà tuyển dụng đưa ra như một câu hỏi tình huống, ứng xử. Thông qua những câu hỏi phỏng vấn quản lý sản xuất liên quan đến tình huống, doanh nghiệp sẽ xác định được khả năng ứng xử, tầm nhìn của bạn như thế nào.
Với câu hỏi này, bạn có thể dựa vào một số gợi ý sau đây để trả lời phù hợp hơn:
- Bạn cần khẳng định lại với nhà tuyển dụng rằng, theo kế hoạch làm việc, bạn sẽ luôn có khoảng thời gian dự phòng cho những trường hợp bị chậm tiến độ.
- Trong trường hợp tình trạng chậm tiến độ xảy ra, bạn sẽ xác định xem khâu nào gây ra vấn đề chậm tiến độ này. Sau đó, ngay lập tức đưa ra phương án để xử lý, khắc phục nguyên nhân đó.
- Liên hệ với khách hàng để xin lỗi về sự cố chậm tiến độ đã xảy ra, thông báo cho khách hàng thời gian hoàn thành đơn hàng mới, ổn định tâm lý lo lắng của khách hàng.
Câu 7: Nếu bất đồng quan điểm với sếp, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Trong quá trình là một người quản lý cấp trung, việc bất đồng quan điểm với quản lý cấp cao, ban lãnh đạo là một trong những tình huống bình thường. Câu hỏi phỏng vấn quản lý sản xuất này là câu hỏi để kiểm tra xem kỹ năng giao tiếp, ứng xử của ứng viên như thế nào.
Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể tham khảo một số gợi ý như sau:
- Cần xác định lại những thông tin mà bạn với sếp nhận được có giống nhau không, sự khác nhau của những thông tin đó là gì.
- Cần lắng nghe quan điểm của sếp về vấn đề đang gây ra sự bất đồng quan điểm giữa bạn và sếp là gì.
- Trong trường hợp sếp đưa ra những quan điểm phù hợp, bạn có thể cân nhắc áp dụng nó vào công việc.
- Đối với trường hợp những quan điểm đó không phù hợp, bạn có thể phản hồi lại với sếp về quan điểm, phương án giải quyết của bạn. Có thể đề nghị được thử nghiệm phương án đó trong thời gian nào đó để đánh giá hiệu quả.
- Bạn cũng nên trả lời cho nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn sẽ luôn giữ thái độ tôn trọng, bình tĩnh trong mọi tình huống.
Trên đây là những câu hỏi phỏng vấn quản lý sản xuất mà bạn có thể tham khảo cho buổi phỏng vấn sắp tới. Bên cạnh những câu hỏi chuyên môn ở trên, nhà tuyển dụng có thể hỏi thêm những câu hỏi khác liên quan đến thông tin cá nhân, tình huống. Hy vọng với những câu hỏi phỏng vấn quản lý sản xuất này, bạn có thể vượt qua được buổi phỏng vấn.
source https://www.topcv.vn/cau-hoi-phong-van-quan-ly-san-xuat
0 Nhận xét