Lập trình nhúng đang là vị trí khá Hot hiện nay trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy vậy, hiện vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về vị trí lập trình nhúng là gì? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vị trí này, hãy cùng TopCV tham khảo bài viết chi tiết về lập trình nhúng sau đây.
Lập trình nhúng là gì?
Hiểu đơn giản, lập trình nhúng là một loại lập trình để chỉ cho hệ thống có khả năng tự trị. Hệ thống này sẽ được nhúng vào môi trường, hệ thống khác, thường được gọi là hệ thống “mẹ”. Các hệ thống này được tích hợp cùng với phần mềm, phần cứng khác nhau.
Mục đích của lập trình nhúng là để phục vụ cho những bài toán, vấn đề chuyên dụng trong lĩnh vực tự động hóa điều khiển, công nghệ truyền tin. Do đó, lập trình nhúng thường được thực hiện để thiết kế một chức năng riêng biệt nào đó trong hệ thống này.
Mức lương của lập trình nhúng hiện tại khá cao. Theo khảo sát, mức lương trung bình của vị trí này khoảng từ 700 – 1100$/tháng. Nếu bạn là người có kinh nghiệm và năng lực tốt, có thể lên đến 1500 – 2000$/tháng.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu các ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất hiện nay
Ứng dụng lập trình nhúng
Hiện, lập trình nhúng đang được ứng dụng trong một số ngành nghề như sau:
- Ứng dụng trong ngành điện tử, máy tính, viễn thông ngân hàng,… Đây được xem là ứng dụng rộng rãi nhất của lập trình nhúng.
- Ứng dụng vào các thiết bị kết nối mạng như Router, Gateway,…
- Ứng dụng vào các thiết bị trong lĩnh vực y tế, ví dụ như máy thẩm thấu, máy điều hòa nhịp tim,…
- Ứng dụng vào các loại thiết bị văn phòng như máy photocopy, máy in, máy scan, máy fax,..
- Ứng dụng vào các thiết bị gia dụng như tủ lạnh, lò nướng, máy vi sóng,…
- Một số ứng dụng khác như các loại máy trả lời tự động, các dây chuyền sản xuất công nghiệp tự động, robot,…
Học lập trình nhúng ra trường làm gì?
Sau khi học ngành lập trình nhúng, bạn có thể lựa chọn làm ở một trong hai vị trí Embedded Software hoặc Embedded hardware. Cụ thể như sau:
Embedded software
Embedded software là một lập trình nhúng đúng nghĩa. Hiểu đơn giản là bạn sẽ làm việc cùng đội nhóm của mình, thực hiện phát triển các sản phẩm phần mềm để nhúng vào các sản phẩm khác. Các sản phẩm được nhúng phần mềm có thể kể đến như driver, hệ điều hành, phần mềm ứng dụng,…
Công việc chính khi làm Embedded software là viết code, test code, viết các document, … cho sản phẩm. Ưu điểm khi lựa chọn Embedded software có thể kể đến như sau:
- Lĩnh vực Embedded software trong lập trình nhúng phát triển tương đối nhanh và bạn sẽ có nhiều cơ hội, giá trị hơn khi làm việc trong ngành này.
- Nhu cầu về lập trình nhúng Embedded software cũng đang được tuyển dụng ngày càng cao hơn.
- Các kiến thức chuyên ngành của Embedded software bao gồm như:
- Lập trình ứng dụng bằng ngôn ngữ Java, C++,..
- Lập trình Android, lập trình device driver, lập trình web,…
- Cấu trúc dữ liệu, giải thuật.
- Xây dựng môi trường như Makefile, Cmake,…
>>> Xem thêm: CV tham khảo dành cho Lập trình viên
Embedded hardware
Embedded hardware sẽ là vị trí lập trình nhúng thiên về thiết kế các loại board mạch hơn. Họ cũng sẽ là những người thực hiện test board mạch và thiết kế PCB. Những kiến thức chuyên ngành thuộc về Embedded hardware sẽ bao gồm như:
- Designer Schematic, bạn sẽ cần có kiến thức tốt về mảng điện tử.
- Thiết kế PCB: Allegro hoặc Altium.
- Sử dụng các dụng cụ, máy đo.
- Thực hiện review, đánh giá hoặc lựa chọn các linh kiện cho dự án.
- Kiến thức về các loại sửa mạch, hàn mạch.
Học lập trình nhúng ở trường nào tốt?
Để làm lập trình nhúng, bạn có thể học ở các trường đang đào tạo lập trình viên hiện nay. Ví dụ như một số trường như sau:
- Đại học Bách Khoa Hà Nội: Khối tuyển sinh gồm A00, A01 với 2 chuyên ngành đào tạo chính như kỹ thuật máy tính, hệ khoa học máy tính.
- Học viện kỹ thuật quân sự: Chuyên ngành đào tạo chính gồm công nghệ thông tin, kỹ thuật phần mềm với khối tuyển sinh là A00 và A01.
- Đại học công nghệ - ĐHQGHN: Chuyên ngành đào tạo chính gồm công nghệ thông tin, hệ thống thông tin, công nghệ thông tin định hướng cho thị trường Nhật Bản, mạng máy tính & truyền thông dữ liệu.
- Đại học FPT: Chuyên ngành đào tạo chính gồm an toàn thông tin, kỹ thuật phần mềm, điện tử - truyền thông, khoa học máy tính. Khối tuyển sinh gồm A00, A01, D90, D00.
Những yêu cầu tuyển dụng đối với vị trí lập trình nhúng
Để trở thành lập trình nhúng, bạn sẽ cần đáp ứng những yêu cầu như sau:
- Thành thạo các loại ngôn ngữ lập trình, quan trọng là ngôn ngữ C, đây được xem là ngôn ngữ hàng đầu của ngành lập trình nhúng.
- Có kiến thức về cấu trúc dữ liệu, giải thuật, hệ điều hành linux.
- Có kiến thức về điều khiển, vi xử lý, Timer, logic, Adc,….
- Có kiến thức về các loại giao tiếp như SPI, I2C, PS232, JTAG,…
- Có trình độ tiếng anh tốt để có thể đọc và sử dụng, tra cứu các loại tài liệu liên quan.
- Kỹ năng mềm khác: Tỉ mỉ, cẩn thận, khả năng phân tích tốt, đa nhiệm, có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc,…
Trên đây là một số thông tin về việc làm lập trình nhúng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về lập trình nhúng là gì và lựa chọn được công việc phù hợp.
source https://www.topcv.vn/lap-trinh-nhung-la-gi
0 Nhận xét