Thực tập sinh ngân hàng là vị trí được nhiều bạn sinh viên năm cuối đang theo học các chuyên ngành liên quan phân vân. Vậy, khi làm thực tập sinh ngân hàng, bạn sẽ làm những công việc nào? Thực tập ở những vị trí nào? Thực tập sinh ngân hàng có lương hay không? Nếu bạn đang thắc mắc về những vấn đề này, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của TopCV để được giải đáp nhé.
Mô tả công việc và nhiệm vụ chính của thực tập sinh ngân hàng
Thực tập sinh ngân hàng là gì?
Thực tập sinh ngân hàng là vị trí được nhiều ngân hàng tuyển dụng, thông thường, thực tập sinh sẽ thực hiện các công việc tương tự một nhân viên ngân hàng fulltime. Tuy nhiên, họ sẽ thực hiện công việc vào thời gian ngoài lịch học tương tự hình thức part time và làm việc ngắn hạn, có thể khoảng 2 – 3 tháng tùy yêu cầu.
Các vị trí mà thực tập sinh ngân hàng có thể làm việc
Trên thực tế, thực tập sinh ngân hàng sẽ là người thực hiện hỗ trợ cho các vị trí chính thức. Họ sẽ vận dụng các nghiệp vụ chuyên ngành đã được đào tạo để hỗ trợ hoặc thực hiện các công việc của một số vị trí như một nhân viên fulltime.
Một số vị trí thực tập sinh ngân hàng có thể làm phổ biến như sau:
Giao dịch viên ngân hàng
Đây là vị trí khá phổ biến mà các bạn thực tập sinh ngân hàng thường làm việc. Vị trí này sẽ có sự yêu cầu về ngoại hình và các kỹ năng ứng xử, giao tiếp tốt. Nhiệm vụ chủ yếu của giao dịch viên ngân hàng sẽ bao gồm chào đón khách, giúp đỡ khách hàng thực hiện các giao dịch liên quan đến tài chính, giải đáp, tư vấn các thắc mắc của khách hàng.
Nhân viên tín dụng tại ngân hàng
Vị trí này được đánh giá là vị trí có nhu cầu tuyển thực tập sinh nhiều nhất hiện nay. Đây cũng là một trong những cơ hội để các bạn đang học các ngành nghề liên quan đến tài chính, ngân hàng có thể lựa chọn để trở thành thực tập sinh ngân hàng và trải nghiệm công việc.
Công việc chính của vị trí này là tìm kiếm các khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng của ngân hàng.
Nhân viên telesales
Trong ngân hàng, các vị trí telesales thường đảm nhiệm nhiệm vụ gọi điện chăm sóc, tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng thông qua điện thoại. Đây cũng là một vị trí thực tập sinh mà các bạn sinh viên có thể cân nhắc. Tuy vậy, vị trí này có sự yêu cầu về khả năng kiên nhẫn, bình tĩnh cũng như kỹ năng mềm tốt.
Một số vị trí thực tập sinh ngân hàng đặc thù khác
Ngoài những vị trí trên, sẽ có một số trí thực tập sinh ngân hàng đặc thù tùy thuộc vào ngành học khác như:
- Chuyên ngành marketing: Thực tập sinh marketing, truyền thông nội bộ,…
- Chuyên ngành kế toán: Thực tập sinh kế toán, kế toán nội bộ, kế toán giao dịch, kiểm toán nội bộ,…
- Chuyên ngành tiền tệ: Thực tập sinh thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại hối, ngân hàng quốc tế,…
- Chuyên ngành kahcs: Thực tập sinh quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro, phân tích tài chính,…
Thực tập sinh ngân hàng có lương không?
Trên thực tế, thực tập sinh ngân hàng không phải là người lao động chính thức hoặc qua ký kết hợp đồng với ngân hàng. Do đó, theo cơ sở pháp luật thì thực tập sinh thường sẽ không được trả lương cho khoảng thời gian làm việc, thực tập tại ngân hàng.
Tuy nhiên, một số đơn vị ngân hàng vẫn trả lương cho thực tập sinh thông qua khác khoản phụ cấp như tiền ăn, tiền gửi xe, phụ cấp khác. Vì vậy, để biết chính xác bạn có được trả lương khi thực tập hay không, hãy hỏi bộ phận hành chính, nhân sự tại ngân hàng đó.
Cần chuẩn bị những gì trước khi trở thành thực tập sinh ngân hàng?
Để có kỳ thực tập thành công và suôn sẻ, các bạn thực tập sinh ngân hàng cần lưu ý chuẩn bị những vấn đề sau:
- Chuẩn bị về tinh thần và tâm lý làm việc: Như đã biết, ngân hàng là một trong những ngành nghề có mức độ cạnh tranh cũng như áp lực công việc khá cao. Đặc biệt, khi làm việc thực tế sẽ hoàn toàn khác so với những kiến thức được học tập tại trường. Do đó, bạn cần chuẩn bị tinh thần và tâm lý tốt để có thể làm thực tập sinh ngân hàng.
- Chuẩn bị hồ sơ thực tập: Tùy vào yêu cầu của từng trường, sẽ cần chuẩn bị hồ sơ thực tập kahcs nhau, tuy nhiên sẽ bao gồm các loại giấy tờ thực tập (được trường cấp phát), CV xin thực tập, đơn xin thực tập, giấy giới thiệu thực tập của trường,…
- Trang bị các kiến thức, công cụ để đi thực tập như laptop, sổ, ghi, bút,… nghiệp vụ chuyên môn.
- Tìm hiểu trước về ngân hàng mà bạn sẽ thực tập cũng như vị trí sẽ thực tập.
- Chuẩn bị trang phục đúng phong cách cũng như yêu cầu, quy định của từng ngân hàng.
Kết luận
Thực tập sinh ngân hàng là một trong những giai đoạn mà sinh viên, đặc biệt những bạn học các chuyên ngành liên quan đến tài chính ngân hàng có thể trau dồi, tiếp xúc thực tế với môi trường doanh nghiệp.
Đây cũng là dịp để bạn có thể định hướng được xem nên làm vị trí nào trong ngân hàng phù hợp. Hãy cân nhắc và chủ động hơn trong quá trình làm thực tập sinh ngân hàng để có được định hướng phù hợp nhé.
>> Tạo CV chuẩn, độc, lạ để ứng tuyển vào những công việc hấp dẫn, lương cao
Nguồn ảnh: Sưu tầm
source https://www.topcv.vn/thuc-tap-sinh-ngan-hang-la-lam-gi-co-luong-khong
0 Nhận xét