Nhân viên ngân hàng (giao dịch viên) là một trong những công việc được mệnh danh là “mặt hoa da phấn” tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Họ sẽ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Vậy, nhân viên ngân hàng là gì? Công việc của họ như thế nào? Hãy tìm hiểu ngay 4 điều bạn cần biết về vị trí này trước khi muốn trở thành một nhân viên ngân hàng (giao dịch viên) trong bài viết của TopCV hôm nay.
Nhân viên ngân hàng là gì?
Nhân viên ngân hàng (giao dịch viên) – Tellers – là những nhân sự trong ngân hàng thực hiện các công việc tại quầy giao dịch của trụ sở, chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ngân hàng đó.
Họ sẽ là bộ phận hầu như duy nhất tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Giúp hỗ trợ khách hàng các nhu cầu cơ bản khi đến ngân hàng giao dịch. Bạn cũng có thể hiểu rằng, đây là bộ phận có vai trò quan trọng như bộ phận lễ tân ở khách sạn hoặc nhà hàng, họ sẽ là bộ mặt đại diện cho ngân hàng.
Công việc của nhân viên ngân hàng (giao dịch viên) là gì?
Nhân viên ngân hàng (giao dịch viên) sẽ có những công việc, nhiệm vụ chính như sau.
Tiếp đón, tư vấn cho khách hàng
- Thực hiện tiếp đón, tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng;
- Tư vấn và hướng dẫn cho khách hàng cách thực hiện những thủ tục, dịch vụ theo mục đích của khách hàng;
- Giới thiệu cho khách hàng về những dịch vụ mới;
- Giới thiệu về các ưu đãi của ngân hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng;
- Giải đáp, trao đổi và giải đáp những thắc mắc mà khách hàng đang gặp phải;
- Tiếp nhận các vấn đề của khách hàng, giải quyết các khiếu nại trong phạm vi cho phép.
Các công việc nghiệp vụ của giao dịch viên ngân hàng
Các công việc liên quan đến nghiệp vụ riêng của Nhân viên ngân hàng (giao dịch viên) bao gồm:
- Hỗ trợ khách hàng mở tài khoản, quản lý tài khoản;
- Hỗ trợ khách hàng khi khách hàng có nhu cầu gửi tiền, thanh toán, phát hành các loại thẻ, thu đổi ngoại tệ, thực hiện thu chi tiền mạch, chuyển tiền, thực hiện các lệnh thanh toán, chi trả kiều hối,…
- Thực hiện các giao dịch trực tiếp tại quầy cho khách hàng theo tiêu chí an toàn, bảo mật thông tin và hiệu quả;
- Thực hiện hạch toán các giấy tờ, chứng từ liên quan đến giao dịch hoặc nhiệm vụ công việc được giao;
- Quản lý, duy trì hạn mức, chi, tồn quỹ số lượng tiền mặt được giao.
Các công việc, nhiệm vụ khác
Ngoài các công việc liên quan đến nghiệp vụ, giao dịch viên tại ngân hàng cũng sẽ cần thực hiện thêm những nhiệm vụ như sau:
- Chăm sóc, đảm bảo được chất lượng dịch vụ chăm sóc của khách hàng theo các tiêu chuẩn được ngân hàng đưa ra;
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng để giúp thúc đẩy các dịch vụ, sản phẩm khác của ngân hàng;
- Thực hiện các báo cáo công việc hoặc nhiệm vụ khác theo yêu cầu.
Những kỹ năng cần có để trở thành nhân viên ngân hàng
Để có thể trở thành nhân viên ngân hàng và cụ thể ở vị trí giao dịch viên, bạn sẽ cần phải chuẩn bị cho mình những kỹ năng và phẩm chất hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển, làm việc.
Kỹ năng cần có
- Kỹ năng làm việc độc lập khi cần;
- Kỹ năng làm việc theo nhóm;
- Kỹ năng giao tiếp tốt;
- Khả năng lắng nghe, chọn lọc và xử lý thông tin;
- Kỹ năng đặt câu hỏi để khai thác vấn đề của khách hàng;
- Kỹ năng thuyết phục;
- Kỹ năng xử lý tình huống.
Phẩm chất yêu cầu khi làm việc
- Trung thực, tỉ mỉ và cẩn thận;
- Yêu thích các công việc văn phòng vì vị trí giao dịch viên sẽ ít được di chuyển quá nhiều;
- Thân thiện, hòa nhã và thích giao tiếp;
- Khả năng tiếng Anh, tin học văn phòng tốt.
Lương của nhân viên ngân hàng có cao không?
Hiện tại, mức lương của nhân viên ngân hàng (giao dịch viên) sẽ phụ thuộc vào việc bạn làm cho ngân hàng nào, khu vực làm việc, số năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, theo khảo sát, bạn có thể tham khảo thông tin về mức lương của vị trí này như sau:
- Mức lương trung bình: 6.800.000 đồng/tháng;
- Mức lương thấp nhất: 3.000.000 đồng/tháng;
- Mức lương trung bình thấp (lương bậc thấp): 5.700.000 đồng/tháng;
- Mức lương trung bình cao (lương bậc cao): 8.000.000 đồng/tháng;
- Mức lương cao nhất: 16.000.000 đồng/tháng.
Mức lương này sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào từng ngân hàng. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng đều có cơ chế thưởng và các khoản thu nhập, phụ cấp khác ngoài lương chính thức như: Phụ cấp nhà ở, trợ cấp, đi lại, lương tăng ca,… Vì vậy, mức thu nhập thực tế của vị trí Nhân viên ngân hàng (giao dịch viên) có thể sẽ cao hơn so với mức lương trung bình được nêu ra ở trên.
Tạm kết
Nhân viên ngân hàng (giao dịch viên) là một trong những vị trí ảnh hưởng mạnh mẽ đến hình ảnh của ngân hàng đó. Vì vậy, các hoạt động tuyển nhân viên ngân hàng ở vị trí giao dịch viên luôn được các doanh nghiệp quan tâm và chọn lọc rất kỹ lưỡng. Hy vọng với bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí này và lựa chọn được công việc phù hợp.
>> Tạo CV chuẩn, độc, lạ để ứng tuyển vào những công việc lương cao hấp dẫn
Nguồn ảnh: Sưu tầm
source https://www.topcv.vn/nhan-vien-ngan-hang-giao-dich-vien-4-dieu-ban-can-biet
0 Nhận xét